Du thuyền biết bay
Một nhà thiết kế Airbus đã kết hợp kinh nghiệm thiết kế máy bay với tình yêu biển cả để tạo ra một mô hình du thuyền bay độc đáo.
Bạn muốn siêu du thuyền của mình đang neo đậu ở vùng biển Caribbe trong phút chốc có mặt ở Địa Trung Hải. Không thành vấn đề. Chỉ cần nhấn nút, du thuyền sang trọng của bạn sẽ biến thành máy bay phản lực thẳng tiến đến điểm đến. Chuyện tưởng chừng như chỉ có trên phim này sẽ thành hiện thực nếu bản thiết kế “Flying Yacht” (Du thuyền biết bay) của Yelken Octuri được đầu tư chế tạo.
Kết hợp kiến thức về thiết kế máy bay với tình yêu biển cả, Octuri - nhà thiết kế buồng lái của hãng máy bay Airbus – đã thiết kế “siêu du thuyền có cánh”. Theo Octuri, chiếc Flying Yacht dài 46 m có thể biến thành máy bay nhờ có dàn cột buồm di động. Khi trên biển, 4 cột buồm (mỗi cột cao 40 m) có thể tự định hướng một cách độc lập thông qua hệ thống cánh buồm đôi, đảm bảo thuyền di chuyển theo hướng tối ưu bất chấp hướng gió. Đến lúc du thuyền cất cánh, các cột buồm sẽ được hạ thấp để trở thành cánh máy bay nằm ngang.
![]() |
![]() |
Một số hình ảnh thiết kế của du thuyền biết bay. Ảnh: CNN |
Mặc dù biến thành máy bay nhưng du thuyền vẫn không đánh mất phần nội thất sang trọng với 2 khoang chính: khoang dưới có phòng lớn, nhà bếp và nhà vệ sinh trong khi khoang trên gồm 3 phòng ngủ và 1 phòng tắm sang trọng.
Có thể với nhiều người, ý tưởng “du thuyền biết bay” là cái gì đó viển vông. Tuy nhiên, khi trưng bày thiết kế của mình tại một bảo tàng ở Paris (Pháp), Octuri đã nhận được không ít lời đề nghị hợp tác hiện thực hóa Flying Yacht.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
