Đưa băng Bắc Cực đến Paris để "sờ thấy" biến đổi khí hậu

Cuộc trưng bày 12 tảng băng từ Bắc Cực ở Pháp mang một ý nghĩa đặc biệt, trong khi lãnh đạo toàn cầu đang thảo luận biện pháp nhằm hạn chế sự tăng nhiệt độ trái đất.

Trưng bày băng Bắc Cực để cho thấy tác động của biến đổi khí hậu

"Tôi hy vọng các tác phẩm của mình sẽ gây ấn tượng mạnh với mọi người, nó cho thấy những thách thức về khí hậu mà chúng ta đang đối diện là có thể sờ thấy được, từ đó khiến mọi người có thể làm điều gì đó mà trước đây họ cho là khá trừu tượng về biến đổi khí hậu. Tôi mong nó sẽ truyền cảm hứng về việc cùng chia sẻ cam kết hành động trước sự biến đổi khí hậu", nghệ sĩ Olafur Eliasson, tác giả của triển lãm nghệ thuật mang tên Ice Watch cho biết.


Vận chuyển băng tới Paris. (Nguồn: Icewatchparis).

Với tổng khối lượng 80 tấn, các khối băng này được lấy từ những tảng băng lớn ở vịnh Nuup Kangerlua, bên ngoài thành phố Nuuk, Greenland, một vùng tự trị của Đan Mạch. Từ ngày 13/11, chúng được trưng bày tại Điện Pantheon, nơi chôn cất những danh nhân làm rạng danh nước Pháp như Voltaire, Victor Hugo. Băng ở Greenland là những tảng băng được hình thành do tuyết rơi xuống qua hàng triệu năm, hiện chúng đang chảy dần ra biển, tan chảy hoặc vỡ ra từ các tảng lớn.

Sau khi các thợ lặn xẻ băng ra từ Bắc Cực, 12 khối được vận chuyển trong 6 thùng đông lạnh từ Nuuk đến Aalborg, Đan Mạch bằng tàu và đến Paris bằng xe tải.

"Khi nhìn những khối băng này và chạm vào chúng, tôi có thể cảm nhận được rằng trái đất đang nóng lên. Những tảng băng có thể được hình thành từ triệu năm trước đang tan ra. Tốc độ này khá nhanh vì tôi đi qua đây hàng ngày từ khi có triển lãm", Herve Lavifve, một người dân Paris, nói với PV.

Theo anh Lavifve, nhắc đến biến đổi khí hậu thì nhiều người khá lo lắng, nhưng chưa nhận thức rõ về tác động của nó.

Ice Watch là một phần trong sáng kiến "Các nghệ sĩ hành động vì Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu COP21". Hoạt động này diễn ra trong khi đại diện của 195 nước họp tại Paris để đi đến một cam kết ràng buộc về giữ nhiệt độ của trái đất không tăng quá 2 độ C vào cuối thế kỷ.


Các khối băng đang tan dần tại Điện Pantheon. (Ảnh: Việt Anh).

Olafur Eliasson, sinh năm 1967, là một nghệ sĩ nổi tiếng về ảnh, phim, điêu khắc, sắp đặt và kiến trúc. Ông từng có triển lãm về thời tiết ở Tate Modern, London 2003, với khoảng hai triệu khách tham quan, và New York City Waterfalls năm 2008.

Theo các nhà tổ chức, hiện mỗi năm Greenland mất từ 200 - 300 tỷ tấn băng, con số sẽ còn tăng mạnh hơn. Loại băng này sẽ dẫn tới tăng mực nước biển. Nước từ băng tan từ Greenland khiến mực nước biển tăng gần 0,3 mm mỗi năm và lượng nước cũng đang tăng nhanh. Trong 2015, mực nước biển tăng 0,7 mm. Trước khi kết thúc Thế kỷ 21, nhiệt độ ở Bắc Cực có thể tăng hơn 3 độ C, khiến tảng băng ở Greenland càng xáo trộn. Nếu tất cả băng ở đây tan, nước biển sẽ tăng 7 m. Mỗi tảng băng nặng khoảng 10 tấn, chúng đang tan dần ra đại dương. Greenland mất 1.000 tảng mỗi giây trong năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News