Đưa ong mật lên sao Hỏa

Theo các nhà khoa học, Sao Hỏa có thể cung cấp sự sống cho con người. Tuy nhiên cũng như con người phải ăn thì mới tồn tại được, vì thế muốn tồn tại trên Sao Hỏa, việc đầu tiên cần phải giải quyết đó là vấn đề thực phẩm, tức là phải đảm bảo sản xuất được số lượng rau quả lớn.

Muốn như vậy cần phải đưa được nhiều loài ong mật đến khu vực này để giúp thụ phấn cho rau quả.

Như vậy, một câu hỏi đặt ra là liệu ong mật có thể bay được trên Sao Hỏa hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia cấy ghép cà chua của Nhật Bản đã làm một thí nghiệm và phát hiện, trọng lực của Sao Hỏa mặc dù chỉ bằng 1/3 Trái Đất, tuy nhiên nó vẫn có thể giúp cho ong mật bay được trên bề mặt Sao Hỏa.

Do có vai trò quan trọng giúp thụ phấn cho các cây trồng nông nghiệp, hy vọng trong tương lai ong mật sẽ có mặt nhiều trên Sao Hỏa.

Cụ thể trong quá trình thí nghiệm, các chuyên gia đã cho khoảng 30 con ong mật vào trong một chiếc hộp, đặt vào trong máy bay và mô phỏng trong môi trường trọng lực của vũ trụ, sau đó các chuyên gia thực hiện chuyến bay trên bầu trời Thái Bình Dương.

Trong khoảng thời gian vài chục giây vào thời khắc máy bay cất và hạ cánh đã tạo ra được một môi trường trọng lực nhỏ để quan sát cử động của ong mật. Kết quả phát hiện, khi ở trạng thái không trọng lực, ong mật đã nhiều lần va đập vào tường và không thể bay được.

Tuy nhiên, khi tạo ra môi trường trọng lực thấp tương tự ở Sao Hỏa, ong mật lại có thể vừa kiểm soát được cơ thể vừa có thể bay được.

Sau khi trải qua môi trường trọng lực thấp, khả năng bay của chúng đã tiến bộ rõ nét. Lúc này, các chuyên gia đã quan sát được cử động bay lượn của chúng trong môi trường không khí tĩnh lặng khi lấy mật.

Quan hệ giữa hoạt động bay của côn trùng và trọng lực vẫn còn rất nhiều bí mật. Đây là lần đầu tiên, các chuyên gia Nhật Bản thực hiện thí nghiệm bay của côn trùng trong môi trường trọng lực tương tự như trên Sao Hỏa./.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News