Đức lập kỉ lục sản xuất điện mặt trời nhiều nhất thế giới
Đức vừa lập kỷ lục sản xuất điện mặt trời nhiều nhất thế giới: tạo ra được 22GW điện chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, tương đương với lượng điện được của 20 nhà máy điện hạt nhân.
>>> Lắp đặt dãy các tấm năng lượng mặt trời tại sân bay Đức
Đức vừa lập kỷ lục thế giới về sản xuất điện mặt trời nhiều nhất thế giới (Ảnh: Physorg)
Con số có ý nghĩa vô cùng to lớn với quốc gia Châu Âu này vì nó đáp ứng được ½ nhu cầu điện năng của cả nước đồng thời giảm sự phụ thuộc đáng kể vào năng lượng hạt nhân.
“Chưa có quốc gia nào sản xuất điện mặt trời nhiều hơn Đức”, ông Norbert Allnoch, GĐ Viện Công nghiệp Năng lượng Tái tạo, khẳng định.
Đây được xem là thành tựu vượt bậc của ngành năng lượng tái tạo Đức, năm ngoái nước này mới chỉ sản xuất được 14GW điện mặt trời, trong nỗ lực thay thế dần năng lượng hạt nhân bằng năng lượng tái tạo từ mặt trời, gió, và năng lượng sinh học.
Sau thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử gây nên bởi trận siêu động đất và sóng thần hồi tháng 3 năm ngoái ở Nhật, Đức đã đóng cửa 8 lò phản ứng hạt nhân và phấn đấu sẽ đóng cửa hoàn toàn các nhà máy điện hạt nhân còn lại cho đến năm 2022 để tập trung phát triển năng lượng an toàn và bền vững hơn.
Chính phủ Đức cũng cam kết sẽ giảm chi phí cho các hộ dân khi sử dụng điện mặt trời. Theo một báo cáo của Bộ Môi trường Đức, mỗi năm người dân phải trả thêm 4 tỷ Euro để sử dụng điện “sạch”.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
