Đục lỗ sao Hỏa, NASA tìm được dấu vết sự sống ngoài hành tinh?

Có 3 kịch bản khả dĩ giải thích cho lượng carbon kỳ lạ mà nhà thám hiểm sao Hỏa Curiosity của NASA đã thu thập tại Gale Crater trong vòng 9 năm, một trong số đó chính là sự tồn tại của sự sống ngoài hành tinh.

Theo Science Alert, tổng cộng 24 mẫu bột đã được Curiosity - tàu thám hiểm mang hình dạng một chiếc rover tự hành nổi tiếng của NASA - nung nóng để tách các chất hóa học riêng lẻ. Các mẫu này được nghiền từ trầm tích mà Curiosity đã kiên trì thu thập thông qua việc đào nhiều lỗ ở khu vực Gale Crater từ năm 2012 đến 2021.


Một lỗ khoan đào trầm tích của Curiosity - (Ảnh: NASA).

Kết quả phân tích trầm tích cho thấy sự biến đổi lớn về sự kết hợp giữa 2 đồng vị carbon-12 và carbon-13, điều có thể tiết lộ chu trình carbon của hành tinh thay đổi như thế nào theo thời gian.

Nhà địa chất học Christopher House từ Đại học Bang Pennsylvania (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết 2 đồng vị này đều tồn tại từ khi Hệ Mặt trời được hình thành, xuất hiện trong mọi thứ thuộc về Hệ Mặt trời. Nhưng carbon-12 phản ứng nhanh hơn carbon-13 nên sự thay đổi giữa tỉ lệ của các mẫu có thể tiết lộ về chu trình carbon của hành tinh.

Sự thay đổi của chu trình carbon có thể được giải thích theo 3 kịch bản:

Tạm thời, họ xác định được các mẫu cực kỳ cạn kiệt carbon-13 giống đến kinh ngạc các mẫu trầm tích 2,7 tỉ năm tuổi ở Úc. Đó là những mẫu trầm tích mang bằng bằng chứng của vi khuẩn cổ đại trên Trái đất. Sao Hỏa có thể đã trải qua điều tương tự.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học PNAS.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất