Dùng chim bồ câu để đo mức độ ô nhiễm không khí
Thành phố London (Anh) vừa tiến hành sử dụng chim bồ câu để lấy số liệu về ô nhiễm không khí tại đây.
Được trang bị bộ cảm biến nhỏ xíu như chiếc ba lô đeo ở lưng, một đàn chim bồ câu ở London có nhiệm vụ bay trên thành phố để đo mức độ ô nhiễm không khí. Những số liệu này được gửi về cho các nhà khoa học thông qua mạng xã hội Tweeter.
Một chú chim bồ câu được đeo cảm biến trên lưng. (Nguồn: Cinet).
Đàn 10 chú chim bồ câu này gọi là nhóm Pigeon Air Patrol, được huấn luyện bay xung quanh thủ đô của xứ sở sương mù để bộ cảm biến trên lưng chúng gửi các dữ liệu về về mức độ ô nhiễm không khí cho hệ thống Twittersphere. Ý tưởng này được hình thành bởi Công ty tiếp thị DigitasLBi và đã giành được giải thưởng của Twitter vào năm ngoái.
Những bộ cảm biến do công ty Plume Labs ở Paris (Pháp) thiết kế, có khả năng phát hiện nồng độ nitrogen dioxide và ozone. Nhờ có trọng lượng rất nhẹ nên khi đính kèm vào "áo khoác" lưới trên lưng chim bồ câu, bộ cảm biến không làm ảnh hưởng đến chuyển động của đôi cánh chim.
Tất nhiên, chim bồ câu không biết tự báo cáo số liệu. Thay vào đó, các kỹ sư chế tạo đã tweet một vị trí trong thành phố London vào tài khoản @PigeonAir Twitter. Sau đó, họ sẽ lập tức nhận được những dữ liệu thông báo cho họ về mức độ ô nhiễm không khí tại khu vực đó. Bản đồ đường bay của chú chim cũng được thể hiện ở trang web Pigeon Air Patrol.
"Ô nhiễm không khí đã khiến hàng ngàn người dân London tử vong mỗi năm. Việc sử dụng chim bồ câu để đo mức độ ô nhiễm không khí sẽ nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề này và giúp người dân London hiểu tác động của ô nhiễm một cách dễ dàng và lập tức" - ông Romain Lacombe, lãnh đạo công ty Plume Labs cho biết.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
