Dùng điều hòa tốn bao nhiêu số điện 1 ngày?
Dùng điều hòa (máy lạnh) tốn bao nhiêu tiền điện 1 ngày? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi mùa hè đến và khi nhận được hoá đơn tiền điện.
Dùng điều hòa (máy lạnh) tốn bao nhiêu tiền điện 1 ngày? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi mùa hè đến và khi nhận được hoá đơn tiền điện. Điều hòa là loại gia dụng khá tốn điện năng vì vậy người dùng cần tính toán kỹ mức điện tiêu thụ điện hàng ngày, hàng tháng của vật dụng này để có phương án tiết kiệm điện hợp lý.
Hầu hết các thiết bị điều hòa hiện này đều có dán nhãn ghi rõ mức điện tiêu thụ của điều hòa mỗi giờ. Nhưng đó chỉ là con số tương đối, mới chỉ tính ở mức thiết bị đạt công suất tối đa và tính ở phần đầu nén, chưa tính ở quạt gió cục lạnh. Trên thực tế, giá trị điện tiêu thụ của điều hòa có thể sẽ thấp hơn con số đó.
Hiện nay, hầu hết điều hòa đều được ghi đơn vị công suất hoạt động là BTU, chẳng hạn 9000BTU, 12000BTU, 1800BTU, 2400BTU.
BTU là ký hiệu mô tả giá trị nhiệt của nhiên liệu, đồng thời cũng cho biết công suất hoạt động của bộ máy. Công thức quy đổi BTU ra KW cụ thể như sau:
1kW = 3412,14BTU/h
1000BTU = 0,293kW
9000BTU = 1HP (1 mã lực)
Theo công thức quy đổi trên, công suất làm lạnh của một chiếc điều hòa 9000BTU là: 9000/3412,14 = 2,637 kW.
Tuy nhiên, công suất tiêu thụ điện của 1 điều hòa 9000BTU sẽ tính theo đơn vị mã lực. Ta có 1 HP = 0,746 kW.
Nhưng đây mới chỉ là công suất chỉ tính ở đầu nén, chưa tính ở quạt gió cục lạnh. Vì vậy, mức tiêu thụ điện thực tế của một chiếc điều hòa sẽ phải cộng khoảng 0,2 - 0,25kW ở mặt lạnh nữa. Tóm lại, công suất tiêu thụ điện của một chiếc điều hòa 9000BTU là khoảng trên dưới 0,9 kWh tùy loại.
Công thức tính này chỉ áp dụng cho các loại điều hòa thông thường. Hiện nay, có rất nhiều loại điều hòa Inveter đời mới, có thể giúp tiết kiệm được khoảng 20 - 30% điện năng so với điều hòa thông thường.
Điều hòa tốn bao nhiêu điện 1 tháng?
Công thức tính lượng điện tiêu thụ của điều hòa như sau:
A= P.t
A: Lượng điện tiêu thụ trong thời gian t.
P: Công suất (đơn vị KW).
t: Thời gian sử dụng (đơn vị giờ).
Tại bài viết này, chúng tôi sẽ tính mức điện tiêu thụ của điều hòa trong 30 ngày với mỗi ngày dùng 8 tiếng từ 22h đêm đến 6h sáng hôm sau và mức giá điện sinh hoạt ở bậc 4 hiện tại là 2.536 đồng/kWh.
Điều hòa 9000BTU
Điều hòa 9000BTU, có mức điện tiêu thụ trung bình sẽ rơi vào khoảng 0,9 kWh (theo tính toán ở trên. Ta có: 0,9 x 8 x 30 x 2.536 = 547.776 VNĐ.
Vậy điều hòa 9000BTU sẽ tốn khoảng 547.776 VNĐ tiền điện 1 tháng.
Điều hòa 12.000BTU
Công suất làm lạnh của điều hòa 12.000BTU là: 12000/3412,14 = 3,51 kW.
Mức tiêu thụ điện trung bình của điều hòa 12.000BTU là: 1,5 HP = 1,19 kW.
Mức điện tiêu thụ trung bình thực tế khi thêm cộng với 0,2 - 0,25 kW công suất ở quạt gió cục lạnh sẽ là khoảng 1,4 kWh.
Vậy trung bình điều hòa 12.000BTU tiêu tốn hết số tiền điện là:
1,4 x 8 x 30 x 2.536 = 852.096VNĐ.
Điều hòa 18.000BTU
Công suất làm lạnh của điều hòa 18.000BTU là: 18.000/3412,14 = 5,27kW.
Mức tiêu thụ điện trung bình của điều hòa 18.000BTU là: 2HP = 1,49kW.
Mức điện tiêu thụ trung bình thực tế khi thêm cộng với 0,2 - 0,25 kW công suất ở quạt gió cục lạnh sẽ là khoảng 1.7 kWh.
Vậy trung bình điều hòa 18.000BTU tiêu tốn hết số tiền điện là:
1,7 x 8 x 30 x 2.536 = 1.034.688VNĐ.

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng
Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Thiên tài khác người thường như thế nào?
Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium
Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.
