Dùng muỗi tiêu diệt muỗi

Một chiến lược mới để tiêu diệt muỗi Aedes Aegypti gây bệnh sốt xuất huyết đang được các nhà khoa học tiến hành bằng cách làm thay đổi ADN của loại muỗi này khiến chúng không thể sinh sản.

Các nhà khoa học đang làm việc tại phòng thí nghiệm gần Oxford đã tìm ra cách biến đổi gen - biến muỗi đực Aedes thành kẻ thù của giống loài.

Các nhà khoa học sẽ tiến hành phát tán một số lượng lớn muỗi đã được biến đổi vào tự nhiên. Chúng vẫn có thể kết đôi, nhưng không thể sinh sản. Tất cả trứng thụ tinh đều chết trước khi phát triển đầy đủ.

Bằng việc cấy một gen gọi là OX513, chiết xuất từ san hô, vào ADN của muỗi, các nhà khoa học tin rằng họ có thể tiêu diệt tất cả hậu duệ của chúng từ khi còn là ấu trùng. Biện pháp an toàn và hiệu quả này đã được áp dụng ở Malaysia, và muỗi biến đổi gen được chuyển tới đây bằng đường hàng không trong vài năm.

Muỗi Aedes Aegypti mối hiểm họa đối với con người. 
(Ảnh: Wikipedia)

 Việc tạo ra muỗi biến đổi gen đã được tiến hành từ 20 năm trước, nhưng chỉ gần đây mới nhận được sự ủng hộ của các quan chức y tế. Quỹ Bill and Melinda Gates đã đầu tư 38 triệu USD vào chương trình này.

Không như các loài muỗi khác, muỗi Aedes Aegypti là mối hiểm họa đối với con người bởi chúng tồn tại được trong khí hậu lạnh và sinh sôi nhanh trong môi trường đô thị.

Sốt xuất huyết - căn bệnh chết người (tỷ lệ tử vong lên tới 20%) mà chúng mang đến, đang tăng nhanh với hơn 100 triệu người tại 100 quốc gia đang bị ảnh hưởng mỗi năm. Và hiện nay vẫn chưa có vắcxin phòng bệnh, cách đặc trị hay giải pháp tối ưu nào để đối phó với thực trạng này.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đang điều chỉnh hệ gen của muỗi Anopheles gambiae - mang ký sinh trùng sốt rét, giết ít nhất 1 triệu người mỗi năm. Họ hy vọng rằng muỗi biến đổi gen với hệ miễn dịch siêu mạnh sẽ tiêu diệt ký sinh trùng hoặc chặn đứng sự phát triển của chúng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang chủ trì việc thử nghiệm muỗi biến đổi gen nhằm đảm bảo rằng nguồn gen từ bên ngoài không có đường sinh sôi. Ba trung tâm huấn luyện an toàn sinh học đã được thành lập ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chương trình này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News