Dung nham núi lửa Indonesia có màu xanh
Một ngọn núi lửa ở Indonesia phun ra dòng nham thạch màu xanh lam do quá trình đốt cháy lưu huỳnh tạo ra.
Dung nham màu xanh của núi lửa Indonesia
Theo IBtimes, Indonesia là quốc gia có những núi lửa hoạt động rất khác biệt. Chuỗi núi lửa Kawah Ijen nằm ở phía đông đảo Java, được tạo thành từ một số ngọn núi lửa khác nhau. Miệng núi có đường kính khoảng 22km tại đây phun ra dòng nham thạch bất thường màu xanh lam.
Màu xanh của dòng dung nham không huyền bí giống như nhiều người nghĩ, nó thực ra chỉ là các phản ứng hóa học cơ bản tạo ra. Dòng dung nham có màu đỏ tự nhiên, nhưng do sức nóng dữ dội xung quanh và quá trình đốt cháy lưu huỳnh đã làm thay đổi vẻ bề ngoài của nó.
Dung nham núi lửa màu xanh lam ở Indonesia. (Ảnh: Business Insider).
Khi lưu huỳnh bị dòng dung nham đốt cháy, nó phát ra ánh sáng màu xanh lam. Lượng lưu huỳnh này phun lên mặt đất từ những khe nứt của núi lửa cùng với đá nóng chảy.
Chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn chụp ảnh ngọn núi lửa trong thời gian dài, vì lượng khí thải sinh ra so quá trình đốt cháy lưu huỳnh có khả năng gây độc. Năm 2013, nhiếp ảnh gia Olivier Grunewald đã cố gắng thử và thành công, ghi lại những hình ảnh về ngọn núi lửa trong 30 ngày.
"Cảnh tượng ngọn lửa vào ban đêm khá kỳ lạ và bất thường. Sau nhiều đêm ở miệng núi lửa, chúng tôi cảm thấy giống như đang sống trên hành tinh khác. Vấn đề chính là do các loại khí có tính axit hoạt động liên tục trong miệng núi lửa", Olivier cho biết.
"Màn đêm cũng là trở ngại lớn, bởi vì nó làm cản trở tầm nhìn của chúng tôi khi đám khí dày đặc tiến đến. Một vài lần chúng tôi bị mắc kẹt trong đám khí hơn 1 giờ mà không thể nhìn thấy bàn tay. Trong chuyến đi đầu tiên, tôi mất một máy ảnh và hai ống kính do bị axit ăn mòn. Sau khi trở về nhà, da của chúng tôi phải mất đến ba tuần để hết mùi lưu huỳnh".

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
