Dùng nước tiểu chó sói để... tránh tai nạn giao thông

Nước tiểu chó sói và tiếng gầm của sư tử đang được các công ty quản lý giao thông – vận tải ở miền bắc Nhật Bản sử dụng để phòng tránh tai nạn giao thông do hươu nai gây ra.

Trên đảo Hokkaido, hòn đảo lớn thứ 2 ở miền bắc Nhật Bản, hiện có khoảng 650.000 con hươu và nai. Với số lượng đông đảo như vậy, chúng thường xuyên gây rắc rối cho con người như phá hoại mùa màng, ảnh hưởng xấu đến hệ thống giao thông công công. Theo thống kê, số vụ tai nạn do hươu nai gây ra ở khu vực này đã tăng gấp đôi trong mười năm qua.


Bầy hươu trên đảo Hokkaido, Nhật Bản. (Ảnh: Getty Imagine)

Trước tình hình như vậy, các công ty quản lý giao thông – vận tải của Nhật Bản đã nghĩ ra “độc chiêu” để đuổi khéo những con vật rắc rối này. Biết rằng hươu nai vốn rất sợ chó sói, họ quyết định nhập khẩu nước tiểu của loài này từ Mỹ rồi phun gần các công trình giao thông. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế bởi “biệt dược” dùng nhiều cũng sẽ bị “nhờn thuốc”.

Phát ngôn viên của Nexco East, một công ty quản lý đường cao tốc của hòn đảo Hokkaido, cho biết: "Chúng tôi đã tăng chiều cao của hàng rào từ 1,5m lên 2,5m nhưng đôi khi chúng bị tuyết lớn phá vỡ. Các biện pháp mới này chỉ được sử dụng trong thời gian sửa chữa hàng rào và có tác dụng trong một tháng vì hươu nai sẽ quen dần với mùi".

Trong khi đó, công ty đường sắt Hokkaido (Hokkaido Railway Co) đã nghĩ ra biện pháp tuyệt vời và ít tốn kém hơn rất nhiều. Công ty này thường xuyên cho phát tiếng gầm của sư tử để hươu nai sợ hãi, tránh xa các tuyến giao thông. Đầu năm nay, Hokkaido Railway Co đã cho xây dựng một loạt các trạm phát thanh để phát tiếng gầm của sư tử dọc theo các tuyến đường sắt của họ qua khu vực này.

Được biết, bầy hươu nai ở Hokkaido gần như bị xóa sổ trong những năm đầu thế kỷ 20 vì săn bắn quá mức và do mùa đông quá khắc nghiệt. Nhưng chúng đã phục hồi mạnh mẽ trong thời gian qua do nỗ lực bảo tồn của các cơ quan địa phương và sự tuyệt chủng của sói hoang dã bản địa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 10/02/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 05/02/2025
Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Đăng ngày: 04/02/2025
Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Đăng ngày: 03/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 28/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News