Dùng ong để đuổi voi

Khi nghiên cứu voi châu Phi, các nhà động vật học đã tìm ra được cách ngăn chặn những con vật khổng lồ này tấn công vào làng mạc ven rừng và phá hoại hoa màu. Đó là các hàng rào tổ ong, loài côn trùng voi rất sợ.

Người ta nghĩ nuôi ong chỉ để lấy mật, nhưng khó mà ghi hết được lợi ích của loài côn trùng này. Nếu kể thêm người ta thường chỉ nêu ong cho sáp, cho sữa ong chúa, cho phấn hoa, cho nọc, thụ phấn cho cây... Tuy nhiên, gần đây người ta phát hiện con vật nhỏ bé này đã bảo vệ một cách hữu hiệu các trang trại khỏi sự tấn công và phá hoại của đàn voi rừng.

Theo tờ Pravda của Nga, các chủ trang trại ở châu Phi đều nhất trí rằng những con voi đói là một tai hoạ chẳng khác gì thiên tai như giông bão hoặc nạn châu chấu đối với mùa màng. Voi châu Phi (Loxodonta africana), to hơn voi châu Á nhiều nên chúng cũng ăn nhiều hơn. Do vậy, tại châu Phi, trong các vườn quốc gia, nơi bảo tồn những con vật to lớn nhất trên lục địa này, thường xuyên xảy ra “chiến tranh” giữa voi và những người nông dân địa phương.

Nguyên nhân “chiến tranh” là dễ hiểu. Có điều, do gần đây việc ngăn chặn nạn săn trộm rất có hiệu quả (các nhân viên bảo vệ vườn quốc gia có thể bắn chết tại chỗ những tên săn trộm) và được tạo mọi điều kiện thuận lợi, nên số lượng loài động vật ăn cỏ khổng lồ này lại tăng nhanh chóng. Lục địa đen lại không có những loài mãnh thú ăn thịt, thường được coi như tác nhân điều chỉnh số lượng voi (sư tử và báo chỉ dám tấn công những con voi con, nhưng cũng rất hiếm). Kết quả là số lượng voi trở nên quá đông đúc, ảnh hưởng xấu đến tình trạng của chính các khu vườn.

Dùng ong để đuổi voi
Những chú ong mật là một đối thủ đáng gờm của loài voi châu Phi hung dữ.

Bầy voi ấy nhanh chóng ngốn hết các những gì ăn được. Trong những ngày nóng bức, hàng đàn voi đông đúc đầm mình trong những vũng nước, sông hồ và bùn lầy. Trong rừng, nguồn thức ăn giảm sút và nguồn nước cũng cạn dần. Voi kéo nhau xuống vùng ven, trang trại, ruộng nương để kiếm ăn, gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp. Dân địa phương tức giận, bắt đầu bắn voi nhưng họ bị bắt, bị tù vì họ chỉ được phép bắn khi chúng tấn công trực tiếp. Voi trở thành đại hoạ.

Rất nhiều biện pháp đã được đưa ra, kể cả những biện pháp tốn kém như xây tường bê tông hoặc chăng hàng rào dây thép (đôi khi có truyền điện) nhưng voi quá khoẻ, da chúng lại quá dày không bị điện giật nên các biện pháp đều không có tác dụng.

Nhưng gần đây, người ta nghĩ ra cách ngăn chặn không để voi mò ra các trang trại, cánh đồng. Bốn năm trước, nhóm các nhà khoa học do Lucy King, Trường Đại học Oxford lãnh đạo, nhận thấy rằng voi châu Phi rất sợ ong mật (Apis millifera), nên nảy ra ý tưởng dùng loài côn trùng nhỏ bé này để chống lại nhưng con vật to lớn, mạnh khoẻ lại đang bị đói.

Vì sao voi lại sợ ong? Vì đàn ong hàng ngàn con khôn ngoan tấn công voi vào những nơi ít được bảo vệ nhất như mắt, lớp nhầy ở miệng, vòi và vành tai. Voi không thể phản công lại vì “kẻ địch” quá đông, vì quá chênh lệch về kích thước và sự di chuyển linh hoạt. Cho nên, trông thấy đàn ong, voi lập tức quay đầu bỏ chạy.

Nhóm của tiến sĩ King đã thử nghiệm loại hàng rào họ thiết kế, cứ 10 mét lại bố trí một tổ ong. Họ đã thử nghiệm 1700 mét hàng rào, đặt tại 17 trang trại ở Bắc Kenia, nơi voi hay mò đến và tàn phá dữ dội nhất. Để làm đối chứng, các tác giả cũng làm những hàng rào bảo vệ bằng cành cây có gai nhọn và treo những chiếc chuông báo động để xua đuổi voi.

Kết quả thử nghiệm trong 2 năm cho thấy “hàng rào ong” bị voi tấn công 14 lần (toàn là những con voi còn nhỏ, đi đơn độc), nhưng chúng chạy khi gặp ong, 39 lần cả bầy voi kéo đến, trông thấy đàn ong bay ra, lập tức bỏ chạy. Còn “hàng rào gỗ có treo chuông” bị voi tàn phá nặng nề đến 31 lần, và chúng chỉ rút vào rừng khi đã no nê.

Như vậy, hàng rào ong có hiệu quả hơn nhiều. Kết quả thử nghiệm được công bố trên Tạp chí African Journal of Ecology. Các nhà khoa học cho rằng đây là phương pháp tốt, chấm dứt được cuộc “chiến tranh” với voi. Họ còn nói thêm, trong thời gian thử nghiệm các chủ trại thu hoạch thêm được 106kg mật.

Rút cục, các chủ trại thì vẫn thoải mái mà voi thì vẫn nguyên vẹn. Vấn đề còn lại hiện nay là giải quyết tình trạng voi châu Phi lại quá nhiều, phải điều chỉnh số lượng. Trước mắt, có thể chuyển đén các vườn bách thú hoặc bán cho rạp xiếc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News