Dùng "quan tài nước" làm lạnh lò phản ứng
Các phòng chứa bên trong lò phản ứng số 1, số 2 của nhà máy bị động đất và sóng thần phá hỏng ở Fukushima, Nhật Bản, sẽ được đổ đầy nước để giúp làm lạnh các lò này - một biện pháp chưa từng có tiền lệ trong ngành khoa học hạt nhân thế giới.
Tình hình rò rỉ phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Daiichi vẫn rất nghiêm trọng. (Ảnh: EPA)
Các chuyên gia cho rằng, cái gọi là "quan tài nước" sẽ đảm bảo độ lạnh cho các lò phản ứng ở nhà máy Daiichi, cách Tokyo 240km về phía bắc.
Nước sẽ thấm từ từ vào tất cả các lỗ hổng bên trong qua các ống nối và các van vốn đã bị phá hỏng một phần, tạo ra một "lớp đệm nước" quanh khu nhiên liệu của mỗi lò phản ứng. Biện pháp này được tin là sẽ tạo ra các điều kiện tốt hơn cho quá trình làm lạnh.
Hôm nay (27/4), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) đưa ra đánh giá mới nhất về hiện trạng an toàn hạt nhân ở Nhật Bản. Theo đó, tình hình tại nhà máy Daiichi nhìn chung vẫn rất nghiêm trọng song có nhiều dấu hiệu cho thấy sự phục hồi ở một số chức năng.
Thông tin cho biết, các mức phóng xạ tại nhà máy đã tăng lên mức cao nhất kể từ sau khi thảm họa kép làm hỏng hệ thống làm lạnh của cơ sở, gây khó khăn cho các nỗ lực của Nhật Bản nhằm kiểm soát cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ này.
Hai robot được đưa vào tòa nhà lò phản ứng số 1 hôm 26/4 đã ghi được mức phóng xạ 1.120 millisiervert/h - Junichi Matsumoto, một quan chức thuộc Tập đoàn Điện lực Tokyo, đơn vị vận hành nhà máy, cho biết.
Phóng xạ tăng cao đã khiến cho hàng chục nghìn người phải sơ tán khỏi vùng thảm họa.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
