Dùng xác rùa chết cứu rùa sống
Các nhà nghiên cứu ở Viện Khoa học Hải dương Virginia, Mỹ, đang sử dụng xác rùa Quản Đồng để nghiên cứu nhằm bảo vệ đồng loại của chúng.
Theo IFL Science, nhóm nghiên cứu moi sạch cơ quan nội tạng của hai con rùa Quản Đồng (Loggerhead Sea Turtle) chết và đổ đầy chất dẻo xốp Styrofoam vào khoang bụng để chúng nổi trên mặt nước, phỏng theo tình trạng trôi nổi của một con rùa mới chết với cơ thể trướng lên do khí từ các mô đang phân hủy.
Xác con rùa được sử dụng để nghiên cứu tác động của gió và dòng hải lưu. (Ảnh: D. Malmquist/VIMS).
Bằng cách gắn thiết bị theo dõi định vị vệ tinh (GPS) vào xác rùa và thả chúng xuống nước ở vịnh Chesapeake, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể vạch ra mô hình trôi dạt của xác rùa, xác định ảnh hưởng của gió và các dòng hải lưu đến quá trình xác dịch chuyển. Mô hình này sẽ cho phép họ tìm ngược trở về nơi những con rùa mắc cạn, vị trí và nguyên nhân chúng chết.
Các nhà khoa học công bố nghiên cứu tại Hội nghị thường niên lần thứ 36 về Sinh thái và Bảo tồn Rùa biển của Hiệp hội Rùa biển Quốc tế diễn ra đầu tháng 3 ở Lima, Peru. "Nếu mô hình của chúng tôi mô phỏng chính xác tác động của gió và dòng hải lưu đến xác rùa chết, chúng tôi có thể lần ngược từ vị trí mắc cạn đến nơi con rùa chết. Bằng cách biết rõ địa điểm, chúng tôi có thể tìm ra nguyên nhân dễ dàng hơn", nhà nghiên cứu Bianca Santos giải thích.
Ví dụ, nếu một lượng lớn rùa chết ở nơi phát triển ngư nghiệp, điều này có thể chỉ ra chúng bị mắc kẹt trong lưới đánh cá, dẫn tới yêu cầu cải tiến để ngư cụ trở nên an toàn hơn cho những con rùa.
Theo David Kaplan, đồng tác giả nghiên cứu, việc tái sử dụng xác rùa chết có vẻ kỳ lạ, nhưng đem lại hiệu quả tốt. "Nếu thành công, hai con rùa Frankenturtle có thể giúp giảm số lượng rùa chết trong tương lai", Kaplan nói.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Những sự thật ít được biết đến về loài sói
Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.
