Được thưởng 8 tỉ vì nghiên cứu phân gấu trúc
Việc nghiên cứu phân gấu trúc giúp các nhà khoa học mở ra cánh cửa mới giúp bảo tồn loài động vật đặc hữu này.
Gấu trúc ăn khoảng 60 loại tre, nứa khác nhau và ăn một số thực vật, động vật nhỏ khác. Các chuyên gia tin rằng việc hiểu biết rõ hơn về khẩu phần ăn của gấu trúc sẽ giúp quản lý và bảo tồn số lượng loài gấu này ở Trung Quốc.
Chú gấu Tian Tian được chụp năm 2011.
Hai chú gấu Tian Tian và Yang Guang ở vườn thú Edinburgh, Scotland đã cung cấp "mẫu vật" giúp các nhà khoa học phát triển kĩ thuật DNA giúp tìm hiểu thế giới loài vật dễ thương này.
Gấu trúc được coi là một "lễ vật ngoại giao" ở Trung Quốc.
Trước đây, việc tìm hiểu gấu trúc ăn gì là một điều rất khó khăn với các nhà khoa học. Tiến sĩ Linda Neavers, trưởng nhóm nghiên cứu Vườn thượng uyển Edinburgh (RBGE) nói: "Công nghệ sẽ giúp phát hiện DNA trong các mẫu phân gấu trúc để xác định chính xác chúng ăn gì".
Những công nghệ mới sẽ giúp vượt qua hiểu biết hạn chế hiện nay của con người về loài gấu đặc hữu ở Trung Quốc. Tiến sĩ Linda tin rằng việc nghiên cứu sẽ mở ra "chân trời" mới và giúp hiểu hơn về quá trình sinh sản, giao phối và tập tính loài gấu. Đồng thời, công trình này giúp bảo tồn gấu trúc đang gặp nhiều nguy hiểm ở Trung Quốc.
Trước đây gấu trúc bị người Trung Quốc coi là "quái vật" vì màu lông kì dị.
Năm ngoái, các nhà khoa học đã lấy mẫu tế bào từ má gấu trúc để xác định các bệnh nguy hiểm khiến số lượng loài này suy giảm.
Công trình nghiên cứu phân gấu trúc mới nhất của RBGE hợp tác với Hiệp hội vườn thú hoàng gia Scotland đã được trao thưởng 250.000 bảng Anh (khoảng 8 tỉ đồng) vì những thành tích đạt được. Giải thưởng được quỹ Leverhulme Trust trao tặng.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Những sự thật ít được biết đến về loài sói
Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.
