Đuôi công sặc sỡ không để thu hút bạn tình

Một công trình nghiên cứu của Trường đại học Tokyo, Nhật Bản cho rằng chiếc đuôi sặc sỡ xoè rộng của các con công đực hoá ra lại không có tác dụng trong việc kích thích hay lôi cuốn các con công cái. 

Âm thanh mà công đực phát ra thu hút sự chú ý của công cái hơn cả cái đuôi đẹp.

Kết quả công trình nghiên cứu này đã bác bỏ quan niệm lâu nay cho rằng bộ lông sặc sỡ của công đực là sản phẩm tiến hoá để đáp ứng lựa chọn của bạn tình.

Qua nghiên cứu trên những con công đực Ấn Độ, các nhà nghiên cứu Nhật Bản nhận thấy chính âm thanh mà chúng phát ra dường như còn thu hút sự chú ý của công cái hơn cả cái đuôi đẹp.

Tiến sĩ Mariko Takahashi, thuộc Trường đại học Tokyo, trưởng nhóm nghiên cứu, nói: "Chúng tôi cho rằng tiếng kêu của công đực có ảnh hưởng nhất tới công cái".

Tiến sĩ Takahashi và đồng nghiệp đã tìm hiểu quần thể công Ấn Độ ở Công viên Izu Cactus tại Shizuoka.

Trong các mùa xuân từ 1995 - 2001, họ đã quan sát những lần giao phối thành công của chúng, tập trung vào cái gọi là "sự run rẩy của công đực".

Trong mỗi lần như vậy, một công đực sẽ xoè và rung đuôi ngay trước mặt một công cái đang ở gần đó. Việc rung đuôi này tạo ra một tiếng động sột soạt đặc trưng. Các con cái thể hiện sự thu hút bởi màn run rẩy này bằng cách chạy quanh con đực mà chúng thích.

Các nhà nghiên cứu ghi nhận những tín hiệu cho thấy cuộc kết giao thành công, và liên hệ chúng với một vài yếu tố hấp dẫn của đuôi công đực, như độ dài đuôi, và số đốm mắt trên đó. Tuy nhiên trong suốt quá trình nghiên cứu, họ không thể tìm ra mối liên hệ giữa sự sặc sỡ của đuôi công với khả năng giao phối thành công của công đực. Thậm chí, họ cũng nhận thấy có rất ít sự khác biệt ở đuôi của các con công được nghiên cứu./.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Quái vật nửa ếch - rắn - giun siêu

Quái vật nửa ếch - rắn - giun siêu "dị" ở Việt Nam

Loài ếch kỳ lạ này sở hữu bề ngoài giống rắn, khiến không ít người hoảng sợ khi lần đầu tiên nhìn thấy chúng.

Đăng ngày: 30/04/2025
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 29/04/2025
Thói quen ngủ lạ thường của các loài động vật

Thói quen ngủ lạ thường của các loài động vật

Nhiều loài động vật tập tính ngủ độc đáo như ngủ đứng, ngủ trong khi bơi hoặc không ngủ suốt vòng đời.

Đăng ngày: 29/04/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News