Đuổi muỗi bằng chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường

Việc kết hợp giữa chế phẩm BQ01- 10 được sản xuất từ thảo mộc với một lượng rất nhỏ các hóa chất truyền thống để xua đuổi muỗi là một hướng đi mới thân thiện môi trường và hiệu quả kinh tế hơn.

Đinh lăng và xoan, kết hợp với một lượng hóa chất cực nhỏ không gây độc hại để tạo thành một sản phẩm xua đuổi ruồi, muỗi và côn trùng an toàn với người, thân thiện với môi trường và giá thành rẻ. Đây là giải pháp khoa học do Th.S Nguyễn Trọng Tín, Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) và các đồng nghiệp thực hiện.

Đuổi muỗi với đinh lăng, xoan và hóa chất

Chủ nhiệm đề tài nguyên cứu, Th.S Nguyễn Trọng Tín, Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) cho biết, hiện nay có rất nhiều cách để “xử lý” ruồi, muỗi và côn trùng như dùng hóa chất, sử dụng các biện pháp xua đuổi (bằng tinh dầu, sóng siêu âm…), dùng sinh vật đối kháng và sinh vật biến đổi gen...

Tuy vậy, giải pháp phổ biến nhất đang được sử dụng trên diện rộng ở Việt Nam vẫn là dùng các loại hóa chất có nguồn gốc ngoại nhập. Tuy nhiên, các hóa chất này được khẳng định là độc, thậm chí rất độc. Hương muỗi cũng vậy. Riêng hợp chất Propoxur có trong hầu hết các loại thuốc xịt côn trùng được xác định là có nguy cơ gây mắc bệnh máu trắng và u lympho với tỉ lệ rất cao, đặc biệt ở trẻ em.

Chính vì vậy, Th.S Nguyễn Trọng Tín và các cộng sự đã cùng nhau bắt tay thử nghiệm một giải pháp mới với mục tiêu giảm đến mức thấp nhất lượng hóa chất phải sử dụng để kiểm soát ruồi, muỗi hay côn trùng; tăng tính an toàn khi sử dụng; bảo vệ môi sinh và sức khỏe cộng đồng.

Theo đó, giải pháp là sự kết hợp giữa chế phẩm BQ01-10 và hóa chất Permetrin 50EC và Icon 2.5 SC (là các hoá chất để diệt trừ ruồi, muỗi, thuộc danh mục qui định của Bộ Y tế).

Th.S Nguyễn Trọng Tín giải thích, chế phẩm BQ01-10 là sản phẩm từ đề tài khoa học (R-D) cấp tỉnh do KS Nguyễn Văn Sơn, Trưởng Trạm Kiểm dịch Thực vật Thanh Hóa làm chủ nhiệm đề tài.

Đuổi muỗi bằng chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường
Cây đinh lăng.

Chế phẩm BQ01-10 có điểm đặc biệt là được sản xuất từ các loại thảo mộc gồm cây đinh lăng và cây xoan, vốn là những loại cây vốn thân thuộc ở Việt Nam. BQ02-10 không phải để tiêu diệt côn trùng mà có tác dụng xua đuổi côn trùng, giúp giảm mật độ của côn trùng, từ đó hạn chế việc sử dụng hóa chất.

Chế phẩm này sẽ được phối trộn với Permetrin 50EC và Icon 2.5 SC. Đây là hai hóa chất hiện đang được sử dụng rộng rãi trong việc diệt trừ muỗi và côn trùng ở nước ta. Permetrin 50EC và Icon 2.5 SC sẽ được sử dụng ở nồng độ rất thấp để tăng khả năng xua đuổi cho BQ02-10.

Giải pháp đơn giản, có thể triển khai trên quy mô lớn

ThS Nguyễn Trọng Tín khẳng định giải pháp này không nhằm mục đích để tiêu diệt ruồi, muỗi mà là xua đuổi, một giải pháp thân thiện đang được khuyến khích áp dụng hiện nay. Thực nghiệm cho thấy, mùi của hỗn hợp đinh lăng, xoan và hóa chất Permetrin 50EC và Icon 2.5 SC sẽ làm cho ruồi, muỗi và côn trùng “bị choáng”, “bị say” hoặc “khiếp sợ” mà tự nó phải chủ động tránh xa trong một khoảng thời gian dài. Với cách này, chúng ta sẽ không phải sử dụng một lượng thuốc hóa học lớn để tiêu diệt chúng.

Điều đáng nói, việc sử dụng hóa chất Permetrin 50EC và Icon 2.5 SC không gây hại cho sức khỏe, bởi nồng độ rất thấp, thấp hơn nhiều lần mức có thể gây độc cho người và vật nuôi....

Giải pháp có thể triển khai ngay ở quy mô lớn, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Sau khi pha hỗn hợp Permetrin 50EC và Icon 2.5 SC với BQ01-10 ở nồng độ thích hợp, chúng ta chỉ cần phun tại những nơi ruồi, muỗi hoặc côn trùng xuất hiện nhiều. Các nhà khoa học đã thử nghiệm giải pháp tại nhà máy xi măng Nghi Sơn, Thanh Hóa trên qui mô 113.936m2. Kết quả bước đầu cho thấy, sử dụng giải pháp này sẽ giúp tiết kiệm được chi phí từ 6,0 - 7,3 lần so với các biện pháp truyền thống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh viên chế tạo xe 4 bánh chạy 200km với một lít xăng

Sinh viên chế tạo xe 4 bánh chạy 200km với một lít xăng

Nhóm sinh viên một trường đại học ở Đồng Nai chế tạo 2 xe tiết kiệm nhiên liệu. Một chiếc sử dụng nhiên liệu xăng, có thể đi 200km với một lít nhiên liệu.

Đăng ngày: 27/01/2018
Sinh viên mang nông nghiệp thông minh ra... đảo

Sinh viên mang nông nghiệp thông minh ra... đảo

Trần Nhật Nam, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, mô hình nông nghiệp của nhóm có thể áp dụng vào nhiều hình thức canh tác như thủy canh, khí canh, tưới nhỏ giọt…

Đăng ngày: 12/01/2018
Kỹ thuật trồng hoa violet nở đúng dịp Tết chỉ vài bước đơn giản

Kỹ thuật trồng hoa violet nở đúng dịp Tết chỉ vài bước đơn giản

Hoa violet có tên khoa học là Saintpaulia, tên tiếng Anh là African violet. Đây là một loài hoa đẹp dễ trồng, nở quanh năm mà không tốn công chăm sóc.

Đăng ngày: 02/01/2018
Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng bằng cành

Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng bằng cành

Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng yêu cầu người trồng hoa phải chú ý cẩn thận từng bước một để có thể có được những bông hoa cẩm chướng khỏe mạnh và đẹp rực rỡ.

Đăng ngày: 30/12/2017
Máy phát hiện gian lận thi cử

Máy phát hiện gian lận thi cử

Anh Tôn Thất Trường Nam (29 tuổi), kỹ thuật viên tại khoa tự nhiên - công nghệ Trường ĐH Tây Nguyên, đã chế tạo thiết bị có thể phát hiện gian lận trong thi cử. Thiết bị này đang áp dụng tại trường.

Đăng ngày: 27/12/2017
Thiết bị cảnh báo ô nhiễm không khí trong bán kính 2km của sinh viên

Thiết bị cảnh báo ô nhiễm không khí trong bán kính 2km của sinh viên

Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề nghiêm trọng tại các đô thị, tác động xấu đến đời sống con người.

Đăng ngày: 23/12/2017
Học sinh

Học sinh "đua xe" để... nghiên cứu khoa học

Với việc thực hiện mô hình hóa học này, học sinh sẽ hiểu được tại sao chiếc xe có thể di chuyển, vận dụng các định luật Newton để xác định các yếu tố vật lý của hiện tượng.

Đăng ngày: 22/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News