Đường làm từ nhựa phế thải, tuổi thọ cao gấp 10 lần

Nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên thế giới và tiết kiệm dầu thô dùng để làm đường, kỹ sư McCartney đã tái chế nhựa thành chất liệu gọi là MR6.

Chất liệu này hiện đã được thử nghiệm thành công. Hiện nay, ước tính người ta tiêu tốn hàng trăm triệu thùng dầu để xây dựng gần 40 triệu km đường nhựa được xây dựng để kết nối các vùng miền trên bề mặt Trái Đất.

Nhận thức tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa và lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng gia tăng, kỹ sư Toby McCartney đã đưa ra một sáng kiến vô cùng thú vị. Cụ thể, công ty của ông – MacRebur, trụ sở tại Scotland đã tạo ra một loại chất liệu thảm đường có chất lượng tốt hơn đến 60% và tuổi thọ kéo dài hơn 10 lần so với những tuyến đường nhựa thông thường.

Và đáng ngạc nhiên hơn cả, chúng được làm từ nhựa phế thải tái chế.


Có hơn 5 nghìn tỷ rác thải nhựa miếng trên đại dương.

Có một thực tế là tại bất cứ thành phố nào, những con đường luôn được sửa chữa, nâng cấp liên tục vì ảnh hướng của thời tiết, phương tiện đi lại và những “ổ gà” đầy đe dọa. Mặt khác, có hơn 5.000 tỷ mảnh nhựa đang trôi nổi trên đại dương. Làm sao cùng lúc giải quyết hai vấn nạn này? Câu trả lời của McCartney là làm đường từ phế thải nhựa nhằm tiết kiệm dầu, cải thiện chất lượng đường, đồng thời sử dụng rác thải vào việc có ích.

Cụ thể, ông tạo ra một loại chất liệu tái chế từ nhựa gọi là MR6 để thay thế cho nhựa đường phổ thông (được trích xuất từ dầu thô và được kinh doanh rộng rãi qua các công ty dầu nhớt nổi tiếng như Shell).


MR6 được sản xuất trực tiếp từ nhựa phế thải và hoàn toàn có thể thay thế nhựa đường phổ thông.

Sáng kiến này bắt nguồn từ câu chuyện của con gái kỹ sư McCartney. Ở trường, khi cô giáo hỏi: "Các con có biết ở đại dương có gì không?", cô bé giơ tay trả lời: "Nhựa ạ!". Câu trả lời này khiến McCartney không ngừng suy nghĩ về giải pháp tái chế nhựa phế thải để thế giới con gái ông sống sẽ trong lành, sạch sẽ hơn.

Trước đó, ông đã từng làm việc tại Ấn Độ và vô cùng ấn tượng khi thấy người dân Ấn Độ đốt nhựa lấp các “ổ gà”, “ổ voi” trên đường. Từ đó ý tưởng ra đời, ông cùng hai đồng nghiệp Nick Burnett và Gordon Reid bắt tay vào thiết kế loại vật liệu đường mới này.

Những con đường thông thường được tạo bởi khoảng 90% đá, cát và đá vôi với 10% bitum. Sản phẩm của MacRebur sẽ sử dụng nhựa phế thải, chất thải nông nghiệp và chất thải thương mại tạo ra MR6 để thay thế phần lớn nhựa bitum để thảm đường.

Tại các nhà máy nhựa đường, loại nhựa viên MR6 được trộn lẫn với đá khai thác và một chút nhựa bitum như công thức pha trộn chất liệu trải đường thông thường.


Một con đường được tạo ra từ MR6.

Theo MacRebur, các con đường được xây dựng với MR6 có khả năng bị nứt thấp hơn đường nhựa thường. Ngoài ra, nó còn giúp duy trì độ bền của lốp xe, điều này có thể giúp tiết kiệm nhiên liệu cho bất kỳ loại xe đi trên đường này.

Hiện nay, ý tưởng này đã thử nghiệm tại con đường gần trang trại McCartney. Phương pháp vật liệu thảm đường này sau đó tiếp tục được sử dụng tại quận Cumbria, Anh Quốc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 04/01/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 18/12/2024
Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Đăng ngày: 14/12/2024
Hiện tượng La Nina là gì?

Hiện tượng La Nina là gì?

La Nina là hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường, đây là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên).

Đăng ngày: 23/08/2024
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 17/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News