Dương vật cá sấu luôn sẵn sàng "lâm trận"
Một nghiên mới phát hiện, dương vật của cá sấu đực luôn trong tình trạng cương cứng, sẵn sàng “chiến đấu” và được giấu bên trong cơ thể của nó.
>>> Video: Dương vật cá sấu luôn sẵn sàng "lâm trận"
Các nhà khoa học đã khám phá ra một khác biệt rất lớn giữa dương vật của cá sấu châu Mỹ với “cậu nhỏ” của đa số những động vật khác.
Dương vật của loài bò sát này được cấu tạo từ các mô xơ, dai cứng, liên tục ở trạng thái “giương nòng” cực điểm bên trong đường sinh sản của chúng và đẩy ra khỏi cơ thể trong lúc giao phối.
Điều này có nghĩa là, cơ quan sinh sản của cá sấu đực không thay đổi hình dạng hoặc kích thước khi ham muốn và cũng không đòi hỏi việc bơm căng “cậu nhỏ” lúc giao ban.
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Anatomical Record, khi giao phối, cá sấu đực phóng “cậu nhỏ” ra khỏi cơ thể và thu nó về với tốc độ tương đương nhau.
"Cậu nhỏ" của cá sấu đực dài khoảng 7cm, màu trắng, luôn sẵn sàng
"chiến đấu" bằng cách bật nảy ra ngoài qua lỗ bài tiết. (Nguồn: Youtube)
“Hiện tượng này thực sự thú vị và kỳ lạ, rất khác so với bất cứ thứ gì chúng ta đã thấy ở các động vật có xương sống”, tiến sĩ Diane Kelly, một chuyên gia giải phẫu đến từ trường Đại học Massachusetts (Mỹ) và là tác giả của nghiên cứu, nhận xét.
Bà Kelly cho biết, tới đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đã có bản mô tả về dương vật của cá sấu nhưng thừa nhận không hay biết cơ chế hoạt động của nó.
Bà Kelly đã nghiên cứu nhiều cá thể cá sấu châu Mỹ và thông qua giải phẫu kỹ lưỡng đã phát hiện một “cậu nhỏ” màu trắng, dài khoảng 7cm ẩn giấu bên trong đường sinh sản và lỗ bài tiết của cá sấu đực. Nhà nghiên cứu này cũng nhận thấy, do chứa đầy collagen, “cậu nhỏ” của cá sấu trở nên quá cứng cho việc thổi phồng trước giao phối.
“Lượng lớn collagen ở thành và trung tâm dương vật cá sấu làm chắc cứng toàn bộ cấu trúc. Vì vậy, nó có thể dễ dàng bật ra ngoài để giao phối và nhanh chóng rút về như cũ sau khi cuộc ân ái hoàn tất”, bà Kelly lý giải thêm.
“Cậu nhỏ” của cá sấu bật nảy ra ngoài cơ thể thân chủ nhờ một nhóm cơ nhất định và rút về chỗ ban đầu khi con vật thả lỏng các cơ với sự trợ giúp của các gân “cao su” ở gốc dương vật.

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới
Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.

Tinh Tinh chưa phải là loài gần nhất với tổ tiên con người?
Các nghiên cứu về cơ bắp của Bonobo và phát hiện ra chúng liên quan chặt chẽ với con người hơn so với Tinh Tinh thông thường.

Những loài vật có khả năng "thành tinh" trên Trái đất
Trẻ mãi không già, mất đầu cũ - mọc đầu mới, trường sinh bất lão... là những khả năng có 1-0-2 của các loài động vật "sống dai" này.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.
