Đứt gãy 1.300km ở California có thể phá hủy 3,5 triệu ngôi nhà

Nghiên cứu mới chỉ ra siêu động đất dọc theo khe nứt San Andreas ở Mỹ có thể gây hậu quả nặng nề hơn so với dự đoán trước đây.

Động đất mạnh 8,3 độ richter dọc theo chiều dài 1.300km của khe nứt San Andreas có thể sẽ phá hủy 3,5 triệu ngôi nhà ở bang California, Mỹ, theo phân tích mới của các nhà nghiên cứu ở công ty bất động sản CoreLogic, Science Alert hôm 22/11 đưa tin. Chi phí tái xây dựng sau động đất ước tính lên tới 289 tỷ USD.

Đứt gãy 1.300km ở California có thể phá hủy 3,5 triệu ngôi nhà
Khe nứt San Andreas chạy dọc bang California, Mỹ. (Ảnh minh họa: Thewrap).

Trong trường hợp động đất ở mức 8,2 độ richter, 2,5 triệu ngôi nhà sẽ bị hư hỏng, kéo theo chi phí 183 tỷ USD. Động đất cường độ 8 độ richter sẽ ảnh hưởng tới 2 triệu ngôi nhà với tổng chi phí 145 tỷ USD.

Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình dự đoán mang tên Uniform California Earthquake Rupture Forecast, Version 3 (UCERF3) của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS). Theo mô hình này, toàn bộ khe nứt San Andreas có thể đứt gãy cùng lúc, tạo nên một trận động đất lớn.

Đoạn đứt gãy dài 153 km nối liền đầu phía nam và bắc của khe nứt, nằm giữa hai thị trấn San Juan Bautista và Parkfield, sẽ tiếp tục dịch chuyển và giải phóng năng lượng, theo Ken Hudnut, nhà tư vấn rủi ro của USGS.

Mô hình UCERF3 chỉ ra hoạt động địa chấn ở đoạn đứt gãy 153km sẽ kích hoạt động đất mạnh ở một trong hai đầu phía nam hoặc bắc của khe San Andreas và lan rộng sang đầu kia.

Loading...
TIN CŨ HƠN
54 năm, tuyết lần đầu rơi vào tháng 11 ở Tokyo

54 năm, tuyết lần đầu rơi vào tháng 11 ở Tokyo

Tuyết đầu mùa năm nay ở thủ đô Nhật Bản đến sớm hơn 40 ngày so với năm ngoái. Lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ, Tokyo có tuyết rơi vào tháng 11.

Đăng ngày: 24/11/2016
Các nhà khoa học lại thành công trong việc biến khí CO2 thành đá

Các nhà khoa học lại thành công trong việc biến khí CO2 thành đá

Một phương pháp triệt tiêu CO2 cực kì hứa hẹn vẫn đang được nghiên cứu và phát triển.

Đăng ngày: 24/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News