EU tiến tới ban hành lệnh cấm các hóa chất gây rối loạn nội tiết

Theo phóng viên tại Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 4/7 thông báo các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí trong việc định nghĩa khái niệm về rối loạn nội tiết, một bước quyết định để có thể ban hành lệnh cấm các hóa chất có hại cho sức khỏe con người và môi trường.

Ủy viên châu Âu về sức khỏe và an toàn thực phẩm Vytenis Andriukaitis cho biết một khi được áp dụng, lệnh cấm của EU sẽ đảm bảo tất cả các hoạt chất sử dụng trong các loại thuốc bảo vệ thực vật được xác định có thể gây ra tình trạng rối loạn nội tiết trên người và động vật sẽ được xem xét lại và tiến tới rút khỏi thị trường.

Theo EC, các tiêu chuẩn được định nghĩa cho phép làm rõ các tác nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra chứng rối loạn nội tiết, đồng thời chỉ ra rằng việc xác định các hoạt chất phải được thực hiện trên cơ sở tính đến tất cả các bằng chứng khoa học, bao gồm các nghiên cứu trên động vật, trong phòng thí nghiệm hoặc mô phỏng trên máy tính và sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng.

EU tiến tới ban hành lệnh cấm các hóa chất gây rối loạn nội tiết
Các tiêu chí này bị những người phản đối cho là chỉ tập trung vào những chất có trong các loại thuốc trừ sâu. (Ảnh minh họa).

Tình trạng thiếu định nghĩa rõ ràng đã cản trở việc ban hành một quy định thống nhất về những chất có khả năng tác động lên hệ nội tiết và là nguyên nhân gây rối loạn chức năng và các dạng bệnh như béo phì, vô sinh, dị tật bẩm sinh trên thai nhi hay tình trạng chậm phát triển cả về trí lực và thể lực.

Việc thống nhất được các tiêu chí xác định trên là kết quả của một chiến dịch dài, được thông qua sau 3 năm kể từ khi khởi xướng, và một năm sau ngày văn bản đề xuất của EC đưa ra và ngay lập tức bị chỉ trích bởi những người bảo vệ môi trường cùng một số nước thành viên như Pháp.

Các tiêu chí này bị những người phản đối cho là chỉ tập trung vào những chất có trong các loại thuốc trừ sâu. Ngoài thuốc trừ sâu, các tác nhân có thể gây chứng rối loạn nội tiết cũng được phát hiện thấy trong nhiều loại thực phẩm thường dùng hàng ngày, mỹ phẩm hay các loại đồ chơi trẻ em.

Văn bản đã được thông qua tại một ủy ban kỹ thuật bao gồm đại diện của các quốc gia thành viên và giám sát của EC.

Hội đồng đồng châu Âu bao gồm 28 quốc gia thành viên và Nghị viện châu Âu sẽ có 3 tháng để xem xét trước khi phê chuẩn qui định mới này.

Cơ quan châu Âu về an toàn thực phẩm và Cơ quan hóa chất châu Âu sẽ soạn thảo một tài liệu hướng dẫn áp dụng các tiêu chí trên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Nếu có loại thuốc này, bạn sẽ học đàn và ngoại ngữ nhanh như... thần đồng

Nếu có loại thuốc này, bạn sẽ học đàn và ngoại ngữ nhanh như... thần đồng

Theo các nhà khoa học, nếu loại thuốc ức chế adenosine được phát triển, con người có thể lấy lại khả năng học nhanh bằng âm thanh như một đứa trẻ.

Đăng ngày: 04/07/2017
4 điều chắc chắn phải nhớ trước khi nhảy xuống cứu người đuối nước

4 điều chắc chắn phải nhớ trước khi nhảy xuống cứu người đuối nước

Bạn buộc phải nhớ và thực hiện, nếu không muốn chung số phận với nạn nhân.

Đăng ngày: 04/07/2017
8 thói quen giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh

8 thói quen giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh

Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa bạn sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể và cảm thấy luôn tràn đầy năng lượng.

Đăng ngày: 04/07/2017
Vitamin B12 quan trọng thế nào?

Vitamin B12 quan trọng thế nào?

Năm 1948, Rickes đã phân lập từ gan lợn một chất kết tinh màu đỏ đặt tên là vitamin B12, sau đó 4 giải Nobel đã được trao tặng cho những công trình nghiên cứu có liên quan đến vitamin B12.

Đăng ngày: 04/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News