Fukushima là “thảm họa nhân tạo”
Một ủy ban điều tra của quốc hội Nhật hôm nay khẳng định sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I vào năm ngoái là “thảm họa nhân tạo” và không chỉ do động đất/sóng thần gây ra.
Báo cáo cuối cùng của Ủy ban điều tra độc lập về sự cố hạt nhân Fukushima cho biết: “sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima TEPCO là kết quả của sự thông đồng giữa chính phủ, những nhà quản lý và công ty PEPCO, và thiếu sự quản lý của các bên”.
“Họ đã phản bội lại quyền được an toàn của đất nước trong những sự cố hạt nhân. Vì vậy, chúng tôi kết luận sự cố rõ ràng là do con người tạo ra”.
“Chúng tôi tin rằng nguyên nhâu cốt lõi là do các hệ thống điều khiển và hệ thống tổ chức, đã ủng hộ cho những cơ sở quyết định và hành động sai trái, chứ không phải là những vấn đề liên quan đến năng lực của bất kỳ cá nhân cụ thể nào”.
Fukushima đã bị hư hỏng nặng sau thảm họa động đất/sóng thần,
gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân lớn nhất trong lịch sử.
Đây là cuộc điều tra thứ ba ở Nhật kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong vòng một thế hệ của thế giới.
Một báo cáo trước đó của nhà điều hành nhà máy điện, công ty điện lực Tokyo (TEPCO) cho rằng mức độ khủng khiếp của thảm họa động đất/sóng thần đã vượt qua sức tưởng tượng của họ và họ không thể đoán trước được.
Tuy nhiên, một nhóm các học giả và nhà báo độc lập đã đăng tải những phát hiện của họ hồi tháng 2 cho rằng TEPCO có thể và lẽ ra phải làm được nhiều hơn nữa.
Báo cáo được đăng tải vào ngày hôm nay kêu gọi điều tra thêm về tác động của trận động đất 9,0 richter cũng như sóng thần đối với các lò phản ứng ở Fukushima.
“Về nguyên nhân trực tiếp của sự cố, ủy ban nhất trí kết luận là chúng ta chắc chắn không thể nói rằng bất kỳ thiết bị nào quan trọng đối với sự an toàn lại không bị động đất phá hủy”, báo cáo cho biết.
“Chúng ta không thể loại bỏ khả năng sự cố LOCA (mất khả năng làm mát) cấp độ nhỏ đã xảy ra ở lò phản ứng số 1”.
Mặc dù các nhà khoa học nghi ngờ thông tin cho rằng hệ thống làm lạnh đã bị dòng nước hung hãn phá hủy, song chính phủ và TEPCO vẫn không chắc chắn khẳng định các lò phản ứng có thể đã bị hư hại từ trong trận động đất.
Nhật có hệ thống các lò phản ứng lớn tới mức trước sự cố Fukushima, điện hạt nhân đóng góp 1/3 tổng sản lượng điện của cả nước Nhật.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
