Gà có khả năng thị giác gây kinh ngạc

Các nhà nghiên cứu từ khoa Y học, ĐH Washington, Mỹ, vừa phát hiện mắt gà có khả năng thị giác đáng kinh ngạc, mở ra hướng nghiên cứu chữa trị cho bệnh thị giác ở người.

Các nhà khoa học vừa xác định được năm loại cơ quan thụ cảm ánh sáng trong mắt gà. Họ cũng khám phá rằng, các thể cảm đan xen vào nhau giúp tối đa hóa khả năng nhìn của loài gà, để có thể thấy được nhiều màu sắc trong bất kỳ phần nào của nhãn cầu - cấu trúc cảm nhận ánh sáng ở phần sau của mắt. Các thụ quan đôi hình nón còn giúp cho việc xác định di chuyển tốt hơn. Nghiên cứu trên đăng trên tạp chí PLoS One.

"Dựa trên phân tích này, những loài chim có thị lực màu sắc cao hơn loài người chúng ta. Tổ chức của các thụ quan màu sắc trong nhãn cầu gà giúp chúng vượt trội hơn, giống như hầu hết các loài thú có vú khác", tiến sĩ Joseph Corbo, trưởng nhóm nghiên cứu khoa bệnh lý, miễn dịch và gien.

Corbo dự định tiến hành những nghiên cứu tiếp theo nhằm giải thích tổ chức thụ quan được thiết lập như thế nào. Ông nói, những hiểu biết thấu đáo về vấn đề này có thể giúp các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu trong việc sử dụng tế bào gốc và những kỹ thuật khác trong việc điều trị gần 200 rối loạn gien đây ra những loại bệnh về thị giác như mù lòa.

Loài chim sở hữu thị lực màu lớn vì không phải trải qua một giai đoạn tiến hóa của lịch sử trong bóng tối. Bởi vì dù cùng chung tổ tiên với bò sát và thú có vú, nhưng trong suốt thời kỳ khủng long, hầu hết loài thú có vú đều trở thành động vật ăn đêm trong hàng triệu năm, còn loài chim thì không.

Gà có khả năng thị giác gây kinh ngạc

Nhãn cầu gà chứa các thụ quan có thể cảm nhận cả bước sóng tím.

Thị lực ban đêm do các thụ quan hình que, phát triển trong mắt loài thú có vú trong suốt thời kỳ khủng long; còn thị lực ban ngày dựa vào loại thụ quan hình nón. Loài chim có nhiều loại tế bào hình nón hơn các loài thú có vú.

"Nhãn cầu của con người có tế bào hình nón cảm nhận các bước sóng đỏ, xanh lá và xanh dương. Nhãn cầu của loài chim lại có thêm tế bào có thể nhận được bước sóng tím, bao gồm vài tia cực tím; đặc biệt là một vài tế bào nón đôi giúp chúng phát hiện các chuyển động nhỏ", Corbo giải thích.

Nhóm nghiên cứu tìm ra nhiều loại tế bào nón được phân bố trên nhãn cầu, nhưng điều đặc biệt là hai tế bào nón cùng loại không bao giờ xếp cạnh nhau. Điều này giúp hình thành những vùng màu trong trường thị giác của chúng. Corbo cũng nhấn mạnh tác dụng của tính nhạy sáng đặc biệt giúp cho loài chim tìm kiếm bạn tình, những con chim có màu lông sặc sỡ, hay là khi kiếm ăn trên những quả, trái cây nhiều màu.

"Rất nhiều yếu tố do hoàn cảnh di truyền gây ra bệnh mù ở con người ảnh hưởng tới các tế bào nón và que, việc nghiên cứu tổ chức trên nhãn cầu gà có thể giúp chúng ta hiểu tốt hơn và sửa chữa những vấn đề về mắt chúng ta", Corbo nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News