Gần 1 tỷ đồng tái tạo rạn san hô vùng biển Khánh Hòa

Viện Hải dương học Nha Trang vừa được tỉnh Khánh Hòa "đặt hàng" với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng để thực hiện đề tài nghiên cứu, đề xuất một số khu vực có thể phục hồi và tái tạo hệ sinh thái rạn san hô trên vùng biển của tỉnh, nhằm mục đích phục vụ du lịch sinh thái biển ở địa phương. 

Trong ba năm, từ 2014-2016, các nhà khoa học của Viện Hải dương học Nha Trang sẽ hoàn thành văn bản đề xuất các khu vực phục hồi và tái tạo hệ sinh thái rạn san hô tại các vùng biển có tiềm năng của tỉnh. Qua đó hoàn thiện bộ tư liệu về đặc trưng hệ sinh thái rạn san hô và hiện trạng quản lý, sử dụng các khu vực được đề xuất.

Ngoài ra, Viện Hải dương học Nha Trang sẽ thực hiện hai mô hình phục hồi và tái tạo rạn san hô với sự tham gia của các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch. 


Ảnh: disanxanh.cinet.vn

Trước đây, trong giai đoạn năm 2006-2008, Viện Hải dương học Nha Trang đã thực hiện đề tài “Điều tra hiện trạng phân bố hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa làm cơ sở quy hoạch bảo vệ, phục hồi và sử dụng bền vững" cho tỉnh Khánh Hòa. 

Vùng biển tỉnh Khánh Hòa có nhiều địa điểm tồn tại rạn san hô trong tự nhiên thuộc vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh, như Rạn Trào, Khải Lương, Hòn Lao, Bích Đầm, Hòn Mun, Vũng Me, Hòn Một, Trí Nguyên, Bình Ba...Tuy nhiên, một thời gian dài diễn ra tình trạng đánh mìn để bắt cá ở rạn san hô, khai thác trái phép san hô sống làm sinh vật cảnh, đồ mỹ nghệ và san hô chết cho mục đích chế biến vôi... đã làm suy giảm nghiêm trọng, thậm chí hủy diệt một số rạn san hô. 

Từ năm 2001, tỉnh Khánh Hòa đã thành lập thí điểm khu bảo tồn biển rạn Trào nằm trong vịnh Vân Phong (thuộc huyện Vạn Ninh), tiếp đó thành lập khu bảo tồn biển Hòn Mun, nhằm từng bước khôi phục và tái tạo hệ sinh thái biển nói chung và các rạn san hô nói riêng. 

Nhiều rạn san hô ở vùng biển Khánh Hòa đang trở thành địa điểm du lịch sinh thái, thu hút du khách trong và ngoài nước. 

Trong giai đoạn năm 2006-2008, Viện Hải dương học Nha Trang cũng đã thực hiện đề tài “Điều tra hiện trạng phân bố hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa làm cơ sở quy hoạch bảo vệ, phục hồi và sử dụng bền vững" cho tỉnh Khánh Hòa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 18/01/2025
Loài cá

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc

Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Đăng ngày: 16/01/2025
Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả

Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Đăng ngày: 14/01/2025
Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển

Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển

Hiện tượng biển phát sáng đã xảy ra trên một hòn đảo nhỏ tại Thụy Điển, khiến khung cảnh nơi đây trở nên vừa đẹp vừa có chút ma mị.

Đăng ngày: 13/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News