Gần 500 người thiệt mạng tại châu Âu vì giá rét

Đợt rét bất thường kéo dài 12 ngày tại châu Âu đã làm gần 500 người thiệt mạng. Các cơ quan dự báo khí tượng cho biết đợt lạnh sẽ còn kéo dài tới cuối tuần, buộc Đức phải tái khởi động một số lò phản ứng hạt nhân để có đủ điện sưởi ấm.

>>> Hơn 300 người châu Âu chết rét

Ukraina là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 136 người thiệt mạng và 1.800 người phải nhập viện, tính đến ngày 7/2. Ở miền Nam, tuyết rơi dày khiến giao thông bị ngưng trệ. Theo dự báo của cơ quan khí tượng Ukraina, nhiệt độ có thể xuống tới -30 độ C vào cuối tuần này.

Tại Ba Lan, số người tử vong vì giá rét lên tới 74 người, trong đó có 50 người tử vong do lò sưởi bị hỏng dẫn tới ngạt thở vì khí cácbon và hỏa hoạn.


Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng tới hầu hết các nước ở châu Âu.

Đợt rét bất thường cũng khiến 23 người tử vong tại Lítva, 10 người tử vong tại Estonia, 3 người tại Slovkia và 24 người tại Cộng hoà Séc.

Tại thủ đô Mátxcơva của Nga, nhiệt độ xuống tới -22 độ C trong ngày 8/2 và nền nhiệt sẽ còn tiếp tục duy trì ở mức thấp cho tới cuối tuần. Tính từ đầu năm đến nay, số người thiệt mạng do giá lạnh ở Nga đã lên tới 110 người.

Trong khi đó, tại khu vực Balkan ở Đông Nam châu Âu, số người chết do giá lạnh là 25 người. Tại một số nước như Serbia, Croatia, Bosnia, Marcedonia và Mongtenegro, hơn 70.000 người bị mắc kẹt tại những vùng hẻo lánh do tuyết rơi dày.

Tại Romania, số người thiệt mạng do giá rét là 41 người. Bulgari cũng bị ảnh hưởng nặng nề do các đợt bão tuyết làm tê liệt giao thông tại khu vực Đông và Đông Bắc trong ngày 8/2.

Tính đến ngày 8/2, tổng số nạn nhân tử vong do giá rét tại Hy Lạp, Hunggari, Áo, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Pháp và Italia là hơn 80 người.

Do thời tiết giá lạnh kéo dài tại châu Âu, ngày 8/2, chính quyền Đức đã quyết định tái khởi động một số lò phản ứng hạt nhân bị đóng cửa kể từ sau thảm họa động đất - sóng thần ở Nhật Bản hồi tháng 3 năm ngoái.

Theo người phát ngôn công ty Tennet - một trong những nhà cung cấp dịch vụ năng lượng của Đức, giá rét kéo dài khiến nhu cầu sử dụng điện gia tăng mạnh. Do không thể đáp ứng được nguồn năng lượng điện trong những ngày qua, các nhà cung cấp dịch vụ buộc phải kêu gọi khôi phục hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân nhằm phục vụ người dân trong mùa Đông khắc nghiệt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News