Gần một thập kỷ nữa mới có ngày 30 Tết, một quy luật thời gian mà nhiều người chưa biết
Một sự thật mà không phải ai cũng biết về đêm 30 Tết năm nay.
Với người Việt Nam nói riêng hay các nước theo phong tục Á Đông nói chung, Tết Nguyên đán luôn là quãng thời gian quan trọng và ý nghĩa nhất. Trong suốt cả năm trời đi làm, đi học, một trong những câu mà ai nấy đều quen miệng tự hỏi tự trả lời có lẽ là “Bao giờ thì đến Tết nhỉ”?
Thiêng liêng nhất chính là thời khắc Giao thừa - khi đất trời và con người như hòa cùng một nhịp, cùng đón không khí chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Từ xa xưa, người Việt Nam đã rất chú trọng ngày 30 Âm lịch, cũng như thời khắc giao thừa.
30 Tết như một mốc thời gian với nhiều gia đình
Với mọi thành viên trong gia đình, 30 Tết như một “cột mốc” lớn trong năm. Dù có đang ở đâu, đang làm gì đi chăng nữa thì muộn nhất 30 Tết nhất định phải hoàn thành, gác lại bộn bề, trở về bên gia đình cùng ăn bữa cơm Tất niên. Sau đó là chuẩn bị đón lễ giao thừa.
Theo quan niệm dân gian thì người Việt tin rằng, mỗi năm sẽ có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Cứ đến ngày 30 của tháng cuối cùng trong năm là các vị Hành khiển cũ sẽ bàn giao lại cho người mới và trở về thiên đình.
Do đó, vào lễ này, gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cúng tại bàn thờ trong nhà, một mâm cúng thiên địa ngoài trời. Đúng 12 giờ đêm 30 tháng Chạp, các thành viên sẽ tề tựu, cùng nhau lễ bái, “tống cựu nghinh tân”, xin một năm mới bình an.
Với mọi thành viên trong gia đình, 30 Tết như một “cột mốc” lớn trong năm. (Ảnh minh họa).
Không phải năm nào cũng có ngày 30 Tết
Thế nhưng, nhìn vào sự thật, không phải năm nào cũng có ngày 30 Tết. Bởi còn phụ thuộc vào cách tính của lịch Âm, đôi khi là tháng thiếu thì sẽ không có ngày 30 mà sẽ kết thúc vào ngày 28 hoặc 29. Mà nếu trùng vào Tháng Chạp Âm lịch thì sẽ xảy ra hiện tượng đó. Điều này từng xảy ra vào năm 2021, khi chúng ta phải đón Giao thừa vào ngày 29 Tết.
Chiếu theo thiên văn học thì âm lịch hiện hành được sắp xếp theo con số thiên văn vận hành của trái đất, mặt trăng và mặt trời. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất chính là phải đảm bảo trái đất, mặt trăng, mặt trời cùng nằm trên một đường thằng, và chính là giây phút người quan trắc trên mặt đất không thấy mặt trăng, nguyệt thực phải rơi vào mồng 1 mỗi tháng.
Song, thời gian mặt trăng từ tròn đến khuyết, chu kỳ bình quân là 29,53 ngày. Mà số ngày của mỗi tháng sắp xếp bắt buộc phải là số chẵn, bởi thế nên mới dẫn đến trong âm lịch có tháng thừa, tháng thiếu.
Dẫu biết rằng vẫn là theo quy luật tính ngày bấy lâu nhưng chắc hẳn, cảm xúc sẽ khó có thể trọn vẹn. Bởi 30 Tết vẫn là một dấu mốc mang ý nghĩa đặc biệt, việc bất đắc dĩ phải đón Giao thừa vào ngày 29 và sau đó đã sang ngay mồng 1 tháng Giêng không khỏi khiến con người ta cảm thấy hụt hẫng, xốn xang trong lòng.
Một sự thật mà không phải ai cũng biết về ngày Giao thừa đặc biệt năm nay
Năm nay, thật mừng vui vì chúng ta sẽ được đón trọn vẹn thời khắc giao thừa vào đêm 30. Thế nhưng, có một sự thật mà nhiều người chưa biết rằng, từ sau 2024 trở đi, chúng ta sẽ chỉ được đón Giao thừa vào ngày 29 Tết, cho tới tận năm 2033.
Điều này đồng nghĩa với việc sẽ phải chờ đợi thêm 9 năm nữa thì mới được tận hưởng cảm giác có ngày 30 Tết và có cảm xúc đón giao thừa một cách trọn vẹn.
Đêm giao thừa năm sẽ rơi vào ngày 9/2/2024. Trong thời khắc thiêng liêng và đặc biệt ấy, bên cạnh những lời tiễn năm cũ, chào năm mới, hãy ôm gia đình thật chặt và thêm nhiều lời chúc cho bản thân và mọi người năm mới này và thêm nhiều năm nữa luôn bình an, sức khỏe và thuận lợi. Một câu mà người Việt thường dành cho nhau trong năm mới: "Tân niên thân phúc tân phú quý, tấn tài tấn lộc tấn an khang".
- Lễ Trừ tịch là gì? - Ý nghĩa của lễ Trừ tịch
- Ý nghĩa ẩn sau tục lệ rung chuông chào đón năm mới đêm Giao thừa
- Hướng dẫn các nghi thức cúng trong đêm giao thừa