Lễ Trừ tịch là gì? - Ý nghĩa của lễ Trừ tịch

Đêm Trừ tịch theo quan niệm xưa còn được gọi là đêm giao thừa. Vậy thực chất đêm Trừ tịch là gì và những điều cần chú ý trong đêm Trừ tịch như thế nào thì mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.

Đêm Trừ tịch là gì?

Đêm trừ tịch, còn được gọi tên là đêm ba mươi, là khoảng thời gian trước nửa đêm, thời khắc giao thừa giữa năm mới và năm cũ.

Đêm trừ tịch là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình xum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành sẽ đến và tiễn trừ năm cũ.

Đêm trừ Tịch với "trừ" nghĩa là thay đổi, hoán đổi và "tịch" là đêm, "trừ tịch" nghĩa là "đêm của sự thay đổi""đêm của thời khắc giao thời".

Đêm trừ tịch là đêm cuối năm rất tối trời, (lễ trừ tịch (trừ là bỏ đi, tịch là chiếu) tức là lễ thay chiếu.) tối trời như đêm ba mươi". Bởi vậy, đêm trừ tịch được coi là khoảng thời gian của sự yên nghỉ, giũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng. Trong đêm trừ tịch vào trước nửa đêm, người ta lo quét dọn sạch sẽ những gì là nhơ bẩn, dọn sạch những phiền muộn, bất hoà của đời sống để chuẩn bị cho một ngày mới bắt đầu của năm mới.

Lễ Trừ tịch

Lễ trừ tịch cử hành vào giờ Tý (11 giờ đến 1 giờ), khoảnh khắc bao hàm trong nó một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới. Lễ trừ tịch thường được các gia đình thắp hương trước bàn thờ tổ tiên, cúng trừ tịch với mâm xôi với con gà trống luộc hoặc mâm xôi với chân giò lợn.

Trong lễ này tại gia đình, người ta nhắc đến công ơn trời đất, tổ tiên, tạ lỗi cùng cha mẹ, làm hoà với nhau, trút bỏ điều xấu và hứa hẹn những điều tốt đẹp sẽ thực hiện. Dù không có tôn giáo nào hay chẳng có gia đình để sum họp, trong giờ khắc thiêng liêng đó mọi người cũng thường rủ nhau đến chùa, đến nhà thờ hay nơi linh thiêng nào đó để thắp nén nhang và hái lộc đầu năm.

Lễ Trừ tịch là gì? - Ý nghĩa của lễ Trừ tịch
Mâm cỗ đầy đặn và sinh động với rất nhiều màu sắc của đồ ăn thức uống như bánh chưng, con gà luộc...

Những lưu ý trong lễ Trừ tịch

Người xưa cho rằng có mười hai vị Hành khiển, Phán quan nhà trời tượng trưng cho 12 con giáp từ năm Tí (con chuột) đến năm Hợi (con lợn), luân phiên trông coi việc dưới hạ giới. Cứ sau mỗi chu kỳ 12 năm lại quay trở về vị Hành khiển đầu tiên. Các quan nhà trời đều có ông Thiện và ông Ác. Ông Thiện chuyên phù hộ những điều tốt đẹp cho con người, còn ông Ác gây ra hạn hán, lụt lội, mất mùa, đói kém. Việc lành hay việc dữ là do sớ tấu của các quan Hành khiển, Ngọc hoàng dựa trên sớ tấu đó mà ban phúc hay trừng phạt con người.

Với quan niệm như thế, người xưa làm lễ rất cẩn trọng. Đúng lúc nửa đêm, quan cũ giao lại công việc, quan mới tiếp nhận. Vào thời điểm này, mọi gia đình đều bày cỗ ra ngoài trời để cúng hai đoàn các quan. Ngày xưa, thậm chí các vị chức sắc ở thôn, xã cũng phải thiết lập hương án chào lạy các quan trời ở nơi trung thiên, ở sân đình, ở văn chỉ, vàng hương, trầu, rượu, hoa quả, xôi gà; tế lễ trọng thể với trống chiêng vang dậy đêm khuya.

Ngày nay, nhiều người không thật hiểu ý nghĩa của lễ Trừ tịch. Một số cách hiểu cho rằng cúng ngoài trời lúc giao thừa là cúng chúng sinh. Theo quan niệm đó, khi gia tiên được ăn cỗ trong nhà thì ở ngoài chúng sinh, ma đói không biết ăn tết ở đâu, do vậy muốn được yên ổn cả năm mới thì nhất thiết phải có mâm cỗ cúng chúng sinh.

Một số gia đình chỉ biết cúng lễ, vái tứ phương, thậm chí chẳng biết khấn Đương niên, Bản cảnh Thành Hoàng. Ý nghĩa thực của lễ Trừ tịch mà ta quen gọi là cúng giao thừa đã dần dần phai nhạt. Xét đến cùng, dù rằng ý nghĩa của việc cúng ngoài trời có biến đổi thế nào đi nữa thì phong tục cổ truyền này vẫn mang ý nghĩa triết học và nhân văn cao đẹp. Hiểu là lễ các quan nhà trời hay lễ chúng sinh đều được, điều cốt yếu là con người ngày thường cư xử phải đạo, không hổ thẹn với các thế lực tâm linh.

Xuất phát từ nguyên nhân đó mà ngay từ xa xưa, cổ nhân đã có nhiều câu chuyện răn đời để người ta hiểu rằng: các vị Hành khiển, Phán quan, mặc dù phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là người nhà trời nên chư vị có tài thấu hiểu ngay ruột gan của gia chủ. Nếu có ý cầu lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đài là biết ngay, không thèm ngó ngàng gì đến vật cúng giao thừa của các gia chủ ấy. Trái lại, những gia đình chân chất, thật thà, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén rượu, nén hương, tuy đồ lễ đơn sơ nhưng các vị quan vẫn vui vẻ thưởng thức, dốc lòng phù hộ.

Vào những giờ phút giao thừa gần kề, mọi nhà chuẩn bị sắp lễ đưa ra ngoài trời để cúng. Mâm cỗ đầy đặn và sinh động với rất nhiều màu sắc của đồ ăn thức uống như đĩa xôi, con gà luộc, hoa quả, bánh kẹo… Và hơn lúc nào trong giờ phút ấy để người dân bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn và ước nguyện về một năm mới sẽ tốt đẹp, may mắn.

Với mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời số lượng và chất lượng cũng phụ thuộc vào từng vùng miền khác nhau, vào sự giàu có, sung túc hay khó khăn của mỗi gia đình. Những nhà khá giả sẽ sắm sửa mâm cỗ cúng đầy đủ với các lễ vật, món ngon, sơn hào hải vị… để tiếp đón các vị quan thần và mong muốn sẽ có một cuộc sống giàu có hơn, phú quý hơn. Còn với các gia đình cơ hàn, vất vả quanh năm ruộng vườn, đồng áng thì chút “lễ mọn” như cây nhà lá vườn cũng là để gửi gắm cả tấm chân tình, sự tôn kính và ước nguyện cho năm mới với những điều may mắn, sức khỏe đến với mọi thành viên trong gia đình.

Cuộc sống ngày nay có nhiều thay đổi nhưng lễ cúng giao thừa ngoài trời từ thôn quê đến thành thị vẫn được lưu giữ. Không chỉ là vấn đề tâm linh mà đó còn là nét đẹp trong văn hóa cội nguồn dân tộc.

Sau lễ cúng ngoài trời, mọi gia đình mới bắt đầu lễ cúng trong nhà. Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới.

Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm. Cỗ mặn gồm: bánh chưng, giò chả, xôi đậu xanh, thịt gà, các món mặn khác tùy nhu cầu gia đình. Cỗ ngọt gồm bánh kẹo, mứt tết, các loại đồ uống...

Khi cúng giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang, thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn tổ tiên để mời tiền nhân về ăn tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà để xin phép cho tổ tiên về ăn tết.

Người xưa có các bài văn khấn giao thừa dành cho ngoài trời và trong nhà riêng biệt. Ngày nay, có nhiều bài văn khấn khác nhau tùy theo lựa chọn của mỗi gia đình. Việc này không quá quan trọng, căn bản vẫn là sự thành tâm. Sau khi gia trưởng khấn lễ xong thì các thành viên trong gia đình lần lượt theo thứ tự tới chắp lễ trước bàn thờ hay mâm cúng. Khi các nghi lễ cúng kết thúc cũng là lúc năm mới hội hè bắt đầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thập niên mới tính từ 1-1-2020 hay 1-1-2021?

Thập niên mới tính từ 1-1-2020 hay 1-1-2021?

Việc xác định năm đầu và năm cuối một thập niên (thập kỷ) như thế nào vẫn là một đề tài gây nhiều tranh cãi lâu nay trên thế giới.

Đăng ngày: 06/01/2020
Các quốc gia đón Tết Âm lịch giống Việt Nam

Các quốc gia đón Tết Âm lịch giống Việt Nam

Ngày Tết Nguyên Đán (Tết âm lịch) được xem là ngày Tết cổ xưa nhất lịch sử Việt Nam. Đây là những ngày để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, nghỉ ngơi sau 1 năm làm việc mệt mỏi.

Đăng ngày: 06/01/2020
Vì sao bạn nên lấy những món đồ này trong phòng tắm khách sạn?

Vì sao bạn nên lấy những món đồ này trong phòng tắm khách sạn?

Mũ tắm có thể không hữu ích với du khách nam nhưng bạn nên tận dụng để bọc giày trước khi cho vào hành lý.

Đăng ngày: 06/01/2020
Gậy lathi là gì?

Gậy lathi là gì?

Gậy lathi từng được thực dân Anh sử dụng nhằm đàn áp phong trào độc lập tại Ấn Độ, và nay vẫn tiếp tục được các lực lượng an ninh Ấn Độ sử dụng trong các cuộc trấn áp biểu tình.

Đăng ngày: 05/01/2020
Tại sao khi lạnh nước không đóng băng toàn bộ một lúc mà lại đông cứng từ trên xuống?

Tại sao khi lạnh nước không đóng băng toàn bộ một lúc mà lại đông cứng từ trên xuống?

Nếu là người hay để ý, bạn sẽ thấy, nước luôn đóng băng từ phía bề mặt trước rồi dần dần lan xuống dưới. Tại sao lại vậy?

Đăng ngày: 04/01/2020
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 04/01/2020
Khí độc Phosphine có thể là chìa khóa để xác định sự sống ngoài hành tinh

Khí độc Phosphine có thể là chìa khóa để xác định sự sống ngoài hành tinh

Phosphine là một hợp chất hóa học giữa phốtpho và hyđrô, công thức hóa học là PH₃. Đây là chất khí không màu, rất độc, có mùi tỏi. Mới đây các nhà khoa học cho rằng khí này có thể là hợp chất tiêu biểu cho sự sống ở các hành tinh xa xôi.

Đăng ngày: 03/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News