“Gạo mềm”… giúp giải quyết nạn đói
Các nhà khoa học Ấn Độ đã lai tạo thành công giống lúa mới, có thể mang lại lợi ích cho hàng trăm triệu người ở nước này. Vì gạo của giống lúa đặc biệt này không cần nấu mà chỉ cần ngâm nước là có thể ăn.
Các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Lúa Quốc gia (CRRI) ở bang Orissa đã lai ghép thành công giống lúa “gạo mềm” – giống lúa được trồng chủ yếu tại bang Assam ở vùng đông bắc Ấn Độ. Gạo của loại lúa này không cần nấu mà chỉ cần ngâm nước là có thể ăn được.
Cho đến nay, giống lúa năng suất thấp này chỉ được trồng ở vùng đông bắc Ấn Độ, nhưng các nhà khoa học tại Viện CRRI đã lai ghép thành công giống lúa này với các giống có năng suất cao. Kết quả thử nghiệm giống lúa lai mới, có tên là Aghunibora, cho thấy những tín hiệu rất khả quan. Nếu thành công, giống lúa này có thể được trồng ở những vùng có khí hậu khác nhau.
![]() |
Giống lúa mới mang lại hy vọng cho hàng triệu trẻ em bị suy sinh dưỡng ở Ấn Độ. |
"Đây là lần đầu tiên giống lúa “gạo mềm” sẽ được trồng ở bất cứ vùng nào của Ấn Độ”, tiến sĩ TP Adhya, Giám đốc Viện CRRI, nói. “Chúng tôi đã thử nghiệm giống lúa này ở bang Orissa, nơi có độ ẩm, nhiệt độ cao hơn và biến động hơn so mới quê hương của nó, bang Assam".
Ở một nước mà tình trạng suy sinh dưỡng vẫn rất trầm trọng như Ấn Độ, thì phát hiện mới này của các nhà khoa học có thể coi là một vũ khí hữu hiệu để chống lại nạn đói. Hiện nay, Ấn Độ vẫn có tỷ tệ trẻ em bị suy sinh dưỡng cao thứ 3 thế giới, mặc dù nền kinh tế của đất nước này tăng trưởng rất nhanh trong những năm vừa qua.
Một báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu Phát triển Anh quốc đã cho thấy rằng trong khi GDP của Ấn Độ tăng trung bình 4%/năm từ năm 1980 đến 2005. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em dưới 3 tuổi bị suy sinh dưỡng chỉ giảm từ 52% trong năm 1980 xuống 46% vào năm 2005.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới
Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.
