Gặp cá heo mắc cạn, đừng bao giờ thả chúng về lại tự nhiên ngay bởi vì...

Bạn đừng nghĩ, việc không thả cá heo về môi trường biển là hành động phi nhân đạo, bởi đằng sau đó là câu chuyện nghiêm trọng.

Nếu gặp cá heo đang mắc kẹt trên biển, tốt nhất bạn đừng nên thả chúng về với môi trường biển. Đây chính là lời khuyên của Hội Hoàng gia Phòng chống ngược đãi động vật Anh Quốc (RSPCA) dành cho tất cả chúng ta.

Cụ thể, tháng 6 vừa qua, khi bắt gặp một số con cá heo mắc kẹt trên bờ biển phía tây xứ Wales, người dân đã cố gắng giải cứu và đưa chúng trở lại biển cả. Đây thực sự là một nghĩa cử nhân văn và cao cả để bảo vệ cuộc sống của chúng!


Cá heo bị mắc kẹt hầu như đều đang bị thương nặng, nhiều con chết sau khi trở về biển.

"Hành động này được xem là niềm tự hào lớn lao mà mọi người yêu thích động vật hoang dã ở phía Tây xứ Wales đều muốn thực hiện", Ellie West, nhân viên của RSPCA, chia sẻ thẳng thắn.

Thế nhưng RSPCA lại cho rằng, hành động này chính là "điều sai trái nhất làm ảnh hưởng đến sự an toàn của chúng".

Liệu có sự nhầm lẫn nào ở đây chăng? Chẳng phải khi trở về với môi trường sống vốn có, các loài sinh vật mới có điều kiện sinh sống, phát triển một cách tự nhiên và tốt nhất?

Dĩ nhiên, mọi chuyện đều có lý do của nó. Theo báo cáo mới nhất của RSPCA, những con cá heo bị mắc kẹt hầu như đều đang bị thương nặng, sức khỏe không được tốt. Thực tế cũng cho thấy rất nhiều con đã bị chết sau khi được trở về biển.

Vì thế, điểm mấu chốt chính là chúng cần được chăm sóc và điều trị ngay lập tức, trước khi thả về biển.


Cá cần phải được chữa trị trước khi thả về biển.

Ngoài ra, ngay cả khi bị nhiễm bệnh và chết đi, chúng vẫn giúp ích rất lớn cho giới khoa học chức trách. Thông qua việc xét nghiệm, phân tích các mẫu, giới khoa học có thể tìm ra được lý do tại sao chúng bị mắc kẹt, trôi dạt vào biển như thế. Từ đó chúng ta sẽ có biện pháp bảo vệ an toàn cho các loài sinh vật biển.

Việc tự ý thả cá heo bị bệnh về biển còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Bởi lẽ, khi đụng chạm vào cá heo bị thương, chúng ta có thể bị nhiễm các bệnh hoàn toàn không ngờ đến.


Nếu không hoàn toàn chắc chắn về những hành động của mình, tốt nhất bạn đừng làm.

Có thể nói, bảo vệ các loài sinh vật hoang dã luôn là hành động mà mọi ai trong chúng ta đều cần phải thực hiện nghiêm túc. Nhưng nếu không hoàn toàn chắc chắn về những hành động của mình, tốt nhất bạn đừng làm.

Bởi một hành động ý nghĩa luôn phải được thực hiện bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Trên tờ Current Biology ra ngày 4/6, một báo cáo cho biết vấn đề giới tính của thằn lằn con hoá ra phức tạp hơn nhiều so với những suy đoán trước đây của giới khoa học. Chí ít là đối với một loài thằn lằn, kích cỡ của trứng đóng vai trò quyết định trong chuyện này.

Đăng ngày: 14/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News