Gấu Nam Mỹ ghét bị chụp ảnh
Những con gấu Andean sống ở Nam Mỹ có phản ứng giận dữ và cùng cào phá chiếc máy ảnh khi phát hiện bị chụp hoặc quay phim.
>>> Video: Gấu andean giận dữ khi bị quay phim chụp ảnh
Để phục vụ nghiên cứu, các nhà khoa học lắp đặt nhiều máy quay và máy ảnh để ghi lại hình ảnh những con gấu Andean sống ở khu rừng tại Khu vực Quản lý Tự nhiên Quốc gia Apolobamba của Bolivia. Những con gấu này biểu hiện phản ứng giận dữ khi phát hiện bị "lén" quay phim hay chụp ảnh.
Ba con gấu Andean cùng cào, cấu chiếc máy ảnh như một món đồ chơi. (Ảnh chụp từ video)
Khi phát hiện chiếc máy ảnh hướng về phía mình, một con gấu Andean ngay lập tức tấn công chiếc máy ảnh, làm hỏng và treo chiếc máy ảnh lơ lửng trên cây. Trong một đoạn video khác, một con gấu mẹ và hai con gấu con tập trung vào chiếc máy quay treo gần nơi ở rồi cào, cắn chiếc máy quay như một thứ đồ chơi.
"Chúng tôi thu thập được nhiều hình ảnh quan trọng cho phép tiến hành các nghiên cứu hiều rõ hơn về sự phong phú trong hành vi của loài gấu Andean và để bảo vệ chúng trong tương lai", Discovery News dẫn lời Lilian Painter, giám đốc Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã quốc gia, cho biết.
Hầu hết mọi loài động vật đều ghét bị chụp ảnh, nhưng đôi khi có những trường hợp ngoại lệ như con lười thường hay thể hiện sự yêu thích khi đứng trước máy ảnh.
Gấu Andean là loài gấu duy nhất sinh sống ở Nam Mỹ, bao gồm Venezuela, Ecuador, Peru, Bolivia và Panama. Sau gấu trúc, đây là loài gấu đang gặp nguy hiểm trong số những loài gấu hiện nay còn trên thế giới.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala
Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?
Chúng ta biết rằng ếch vốn là động vật lưỡng cư, có thể thở qua phổi và da. Nhưng lúc còn là nòng nọc chúng lại sống hoàn toàn dưới nước.
