Gấu "trốn" ngủ đông do thời tiết ấm

Các chuyên gia bảo tồn phát hiện thời tiết ấm bất thường đang ảnh hưởng tới hoạt động ngủ đông của những con gấu nâu.

Công viên tự nhiên quốc gia Synevyr ở tây nam Ukraine hôm 24/12 cho biết ở trung tâm tái định cư của họ, hiện nay chỉ có ba con gấu nâu đang ngủ đông. Điều này khá bất thường bởi mùa đông là thời kỳ gấu ngủ đông trong năm.

Gấu trốn ngủ đông do thời tiết ấm
Những con gấu chưa ngủ đông ở công viên. (Ảnh: Facebook).

Hiện tượng mất ngủ ảnh hưởng tới 29 trong tổng số 32 con gấu nâu sinh sống ở trung tâm. Những con gấu này đã sống cả đời trong công viên. Theo các chuyên gia bảo tồn, phần lớn gấu ngủ đông vào năm ngoái. Nhưng nhiệt độ không khí năm nay chưa đủ thấp để thôi thúc chúng đi ngủ.

Nhiệt độ ở công viên tự nhiên quốc gia Synevyr vào khoảng 4 độ C, cao hơn mức trung bình tháng 12 (-2,3 độ C) và gần bằng mức trung bình tháng 4 (6,9 độ C), thời gian gấu chui ra khỏi hang sau kỳ ngủ đông. Theo công viên, khu vực chỉ trải qua một tuần thực sự lạnh, kéo theo ba con gấu ngủ đông. Những con còn lại đang chờ đợt sương giá.

Nhiệt độ ngoài trời có thể là căn cứ quan trọng để gấu quyết định thời điểm và thời gian ngủ đông. Các nghiên cứu chỉ ra vài tuần trước kỳ ngủ đông, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể gấu giảm dần và chúng vận động ít hơn. Khi nhiệt độ xuống tới 0 độ C và tuyết rơi, gấu chui vào hang để trú ngụ qua mùa đông.

Theo Cơ quan Vườn quốc gia, thời gian gấu ngủ đông khác nhau tùy theo từng loài, từ vài ngày tới hàng tuần (gấu đen ở Mexico) hoặc hàng tháng (gấu nâu ở Alaska). Quá trình này cho phép chúng sống sót qua những tháng mùa đông khan hiếm thức ăn với tuyết bao phủ và nhiệt độ lạnh.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, biến đổi khí hậu dường như đang làm thay đổi hành vi của động vật. Phát hiện của các nhà khoa học trên tạp chí Applied Ecology năm 2017 cho thấy, gấu đen ngủ đông ít hơn và ra khỏi hang sớm hơn khi thời tiết ấm lên. Nhiệt độ mùa đông cứ tăng 1 độ C, thời gian ngủ đông của gấu đen lại giảm 6 ngày. Vào năm 2050, thời gian ngủ đông trung bình của gấu ở bang Colorado ở Mỹ có thể giảm 15 - 39 ngày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chủ nhà khóc thét khi phát hiện 1.700 con dơi lúc nhúc, chiếm dụng ban công nhà để…

Chủ nhà khóc thét khi phát hiện 1.700 con dơi lúc nhúc, chiếm dụng ban công nhà để… "hoan lạc"

Ban đầu, chỉ có một vài cặp dơi lưu lại đây. Tuy nhiên, như tìm được nơi lý tưởng, chúng đã mời gọi thêm bạn bè và cuối cùng thu hút khoảng 1.700 thành viên.

Đăng ngày: 25/12/2019
Nhạc Giáng Sinh từ âm thanh của tôm cá

Nhạc Giáng Sinh từ âm thanh của tôm cá

Những nhà khoa học ở Anh đã lần đầu tiên thu âm được tiếng giao tiếp của loài cá và biến tấu chúng thành nhạc tại phòng thu Abbey Road Studios.

Đăng ngày: 25/12/2019
“Kỳ diệu” toàn bộ quá trình hình thành kỳ giông từ… một tế bào

“Kỳ diệu” toàn bộ quá trình hình thành kỳ giông từ… một tế bào

Với những loài kỳ giông chủ yếu sống dưới nước, cách thụ tinh của chúng sẽ rất đặc biệt: Thụ tinh nhưng không giao phối.

Đăng ngày: 24/12/2019
Kịch tính màn bắt trăn “khủng“ hơn 4m, thợ bắt bị “kẻ thứ 3“ tấn công quyết liệt

Kịch tính màn bắt trăn “khủng“ hơn 4m, thợ bắt bị “kẻ thứ 3“ tấn công quyết liệt

Trong quá trình đào đất bắt trăn lớn, nhóm thợ bắt vô tình đụng phải “kẻ thứ 3“ và bị tấn công đau đớn tới mức phải chạy thoát thân.

Đăng ngày: 24/12/2019
Điểm danh những loài chim

Điểm danh những loài chim "dậy thì thành công" khiến ai cũng ngỡ ngàng

Những loài chim lúc bé có dung mạo xấu xí, không bắt mắt nhưng sau khi trưởng thành, thay lông đổi mã, lại trở nên vô cùng xinh đẹp, quyến rũ.

Đăng ngày: 21/12/2019
Tê giác đen cực kỳ nguy cấp chào đời tại sở thú Pháp

Tê giác đen cực kỳ nguy cấp chào đời tại sở thú Pháp

Lần đầu tiên ở Pháp, một con tê giác đen sinh sản thành công trong môi trường nuôi nhốt, các nhà chức trách hôm thứ Năm cho biết.

Đăng ngày: 20/12/2019
Chó mắc kẹt trên ngọn cây vì ham đuổi mèo

Chó mắc kẹt trên ngọn cây vì ham đuổi mèo

Lính cứu hỏa phải dựng thang để trèo lên giải cứu chó, trong khi con mèo tự nhảy xuống an toàn.

Đăng ngày: 20/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News