Gấu trúc khổng lồ đã biến mất trong Sách Đỏ
Sau nhiều thập kỷ làm việc miệt mài và nghiêm túc, các nhà bảo tồn đã tìm ra cách khiến gấu trúc khổng lồ đã không còn nằm trong danh mục những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng nữa.
Tình trạng chính thức của loài gấu trúc khổng lồ này đã được thay đổi từ "có nguy cơ tuyệt chủng" thành "dễ bị nguy hiểm".
Nguyên nhân một phần là bởi sự phục hồi số lượng cá thể gấu trúc trở lại ở Trung Quốc. Sự thay đổi được thông báo như một phần của bản cập nhật trong Sách Đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).
Gấu trúc đã không còn nằm trong danh mục "có nguy cơ tuyệt chủng" trong Sách Đỏ nữa.
Trong những nỗ lực của mình, Trung Quốc đã thành công đưa gấu trúc khổng lồ, một biểu tượng quốc gia, bắt đầu từng bước trở về thời kì hưng thịnh như trước kia đã từng, với số lượng cá thể trưởng thành lên tới 1.864 cá thể. Tuy không có số liệu chính xác nhưng hiện nay có thể xác định có khoảng 2.060 cá thể gấu trúc khổng lồ được sinh sống trong môi trường thuộc về chúng.
Báo cáo của IUCN cho biết: "Sự suy giảm số lượng cá thể gấu trúc khổng lồ đã được kiểm soát chặt chẽ, và đang bắt đầu tăng trở lại. Tình trạng cá thể loài được cải thiện chứng tỏ những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc có hiệu quả".
Tuy nhiên sự khôi phục cá thể gấu trúc khổng lồ có thể không kéo dài được lâu do biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nhưng đồng thời IUCN cũng cảnh báo rằng sự khôi phục cá thể gấu trúc khổng lồ có thể không kéo dài được lâu. Trong vòng 80 năm tới, biến đổi khí hậu toàn cầu được dự đoán là sẽ quét sạch hơn 1/3 môi trường sống của gấu trúc, là những cánh rừng tre, trúc xanh tốt hiện nay.
"Ngược lại với những cố gắng trong vòng 2 thập kỷ qua, nguy cơ gấu trúc bị tuyệt chủng là vô cùng cao". Báo cáo cho biết. "Vì thế, để bảo vệ đến cùng loài động vật này, quan trọng là phải có các biện pháp bảo vệ rừng trước các nguy hại từ biến đổi khí hậu toàn cầu".
- Loài khỉ đột lớn nhất thế giới đứng bên bờ tuyệt chủng