Gấu trúc khổng lồ sinh con trong vườn thú Tokyo
Một con gấu trúc thuộc dòng gấu trúc khổng lồ đã được sinh ra tại vườn thú Ueno ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản vào trưa ngày 5/7. Đây được coi là thành công hiếm hoi trong chương trình chăm sóc động vật bằng phương pháp nuôi nhốt của đất nước Mặt trời mọc.
"Bé" gấu trúc sơ sinh còn chưa được đặt tên này là con gấu trúc đầu tiên được sinh ra tại vườn thú Ueno trong vòng 24 năm qua và cũng là trường hợp đầu tiên từ trước đến nay được sinh ra từ giao phối tự nhiên.
Cặp gấu trúc Shin Shin và "bạn tình" Ri Ri.
Chỉ cách đây vài ngày, nhà chức trách vườn thú Ueno mới phát hiện gấu trúc mẹ Shin Shin "có thể đang mang thai" sau khi những người chăm sóc cho Shin Shin nhận thấy "cô nàng" có vẻ bồn chồn bởi tiếng ồn và ánh sáng.
Gấu trúc Shin Shin và "bạn tình" của nó là Ri Ri được xác nhận đã "âu yếm" nhau hai lần hồi tháng Ba và tình trạng sức khỏe của gấu cái, bao gồm cả nồng độ hoócmon của nó cùng chứng biếng ăn trong hai tuần, khiến nhà chức trách vườn thú Ueno nghĩ rằng nó đã đậu thai.
Cặp gấu trúc Shin Shin và Ri Ri được vườn thú Ueno thuê từ Trung Quốc năm ngoái với chi phí mỗi năm khoảng 1 triệu USD. Theo báo Yomiuri của Nhật Bản, hiện đất nước Mặt trời mọc đã có tổng cộng 16 con gấu trúc chào đời.
Từ thủ đô Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng gấu trúc vừa chào đời tại Nhật Bản là một tin vui và hy vọng mối quan hệ giữa hai nước có thể được thúc đẩy với sự ra đời của gấu trúc con.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala
Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.
