Gấu trúc Trung Quốc có gốc gác từ châu Âu
Với việc phát hiện mẫu răng hóa thạch thuộc họ hàng của loài gấu trúc khổng lồ Trung Quốc ngày nay, các nhà khoa học cho rằng tổ tiên của gấu trúc khổng lồ có thể bắt nguồn gốc từ châu Âu.
>>> Gấu trúc từng là loài ăn thịt tàn bạo
Sau khi phân tích mẫu răng hóa thạch nằm gần thành phố Zaragoza, các nhà khoa học nhận định tổ tiên của loài gấu trúc khổng lồ Trung Quốc là loài Agriarctos beatrix - một phân họ của loài gấu trúc khổng lồ, sống cách đây 11 triệu năm trong những cánh rừng ẩm ướt thuộc Tây Ban Nha ngày nay.
Nhà cổ sinh học Juan Abella - người đứng đầu dự án nghiên cứu trên cho biết sự tương đồng giữa phân họ gấu Agriarctos beatrix với gấu trúc khổng lồ rất rõ rệt. Chúng đều mang những đặc điểm chung như cơ thể phủ những mảng lông trắng và đen đặc trưng.
Trọng lượng cơ thể của loài Agriarctos beatrix khá khiêm tốn. Chúng chỉ nặng khoảng 60kg - nhỏ hơn cả gấu mặt trời - loài gấu nhỏ nhất đang sinh sống trên thế giới hiện nay. Điều đó cho thấy chúng không phải là loài săn bắt đáng sợ trong thế giới động vật tại châu Âu trong thời tiền sử.
Hình ảnh minh họa loài gấu Agriarctos beatrix
Giống như gấu trúc khổng lồ và các loài gấu nhỏ ngày nay, gấu Agriarctos beatrix cũng có thể leo trèo lên các cành cây để tránh những kẻ ăn thịt to lớn như loài chó gấu đã bị tuyệt chủng hay loài mèo Barbourofelida.
Đặc biệt, gấu A. beatrix được xác minh là loài gấu cổ xưa nhất trong phân họ Ailuropodinae bao gồm loài gấu trúc khổng lồ ngày nay.
Với những bằng chứng trên, nhà nghiên cứu Abella nhận định họ gấu Ailuropodinae không có nguồn gốc tại Trung Quốc - nơi mà loài gấu trúc khổng lồ đang sinh sống, mà chúng sống trong các cánh rừng ấm áp và ẩm ướt tại châu Âu.
Còn theo nhà cổ sinh học Blaine Schubert tại Đại học Đông Tennessee (Mỹ), ngay cả trong trường hợp mẫu răng hóa thạch mới được phát hiện thuộc họ hàng của loài gấu trúc thời hiện đại thì cũng không thể chắc chắn gấu trúc không xuất xứ từ Trung Quốc.
Song câu hỏi đặt ra là nếu tổ tiên của loài gấu trúc sinh sống tại Tây Ban Nha, vậy bằng cách nào chúng có thể di cư tới Trung Quốc?
Nghiên cứu trước đây cho rằng thông thường loài gấu di cư tới những nơi có các điều kiện môi trường phù hợp với cuộc sống của chúng. Và trong thời điểm đó, khu vực phía tây nam châu Âu hội tụ đầy đủ những yếu tố thuận lợi như khí hậu ẩm ướt và ấm nóng nên chúng đã đổ bộ tới vùng đất này.
Bên cạnh đó, khả năng loài gấu A. beatrix đã di cư lên một hòn đảo trên vùng biển châu Âu thời tiền sử hay còn gọi là Parathetys và tới Trung Quốc. Song cho đến nay chưa có một mẫu vật hóa thạch nào của loài gấu A. beatrix được tìm thấy bên ngoài Tây Ban Nha.
Nhà khoa học Abella hy vọng trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu có thể khai quật hộp sọ của loài gấu A. beatrix để làm sáng tỏ hơn về cuộc sống và hành trình di cư của loài gấu này.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.
