Gấu trúc từng là loài ăn thịt tàn bạo
Theo Nicole MacCorkle, nhân viên chăm sóc gấu trúc tại Vườn quốc gia Smithsonian (Washington D.C, Mỹ), gấu trúc vẫn ăn thịt nếu người ta đưa cho chúng, nhưng không chủ động săn mồi.
>>> Gấu trúc và khỉ cổ đại từng cạnh tranh nguồn thức ăn
Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết những con gấu trúc cổ đại là loài ăn thịt tàn bạo. Theo nhà cổ sinh vật học Trung Quốc Huang Wanbo: “400.000 năm trước, ở đây có nhiều gấu trúc hơn người”.
Các nhà khoa học giải thích rằng chính con người khiến gấu trúc thay đổi tập quán ăn thịt. Khi con người ngày càng đông lên, gấu trúc bị đẩy lên sống ở những vùng cao hơn. Chúng buộc phải ăn tre để tránh cạnh tranh thức ăn với các loài ăn thịt khác.
Tuy nhiên, cho tới nay, gấu trúc vẫn còn giữ lại các đặc tính của loài động vật ăn thịt. Ruột của động vật ăn thực vật thường dài hơn để hỗ trợ tiêu hóa chất xơ, nhưng gấu trúc thì không.
Thêm vào đó, khi các nhà khoa học tiến hành sắp xếp bộ gene của gấu trúc, họ phát hiện ra rằng loại động vật này thiếu các gene mã hóa cho các loại enzyme phân hủy cellulose - chất xơ trong tre và các loại cỏ khác.
Nhà nghiên cứu Fuwen Wei tại Viện Động vật học thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc tại Bắc Kinh đã phát hiện ra rằng sở dĩ gấu trúc có thể tiêu hóa được tre là bởi trong ruột của gấu trúc chứa vi khuẩn tương tự như vi khuẩn trong đường ruột của các động vật ăn cỏ.
13 loại vi khuẩn được xác định là từ họ vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose, trong đó 7 loại chỉ có ở gấu trúc.
Tuy nhiên, gấu trúc cũng không thể lấy đủ năng lượng từ tre. Một con gấu trúc chỉ có thể tiêu hóa được 17% từ 9 - 14kg thức ăn mà chúng ăn hàng ngày. Vì vậy chúng chọn lối sống chậm chạp để tiết kiệm năng lượng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
