Giả thuyết mới: Nước trên Mặt trăng do "gió" từ Trái đất thổi sang

Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy dấu vết của nước nằm bên trong những hố thiên thạch và bị kẹt trong những hạt vật chất nhỏ - tương tự như những trái cầu tuyết tí hon.

Trong khi cố gắng tìm ra nguồn gốc của số nước kỳ lạ này, nhiều chuyên gia nêu giả định rằng số nước này sinh ra do tương tác giữa Trái đất và Mặt trăng, hậu thuẫn bởi cả khí quyển và quyển từ. Dù nước là thành phần không thể thiếu của sự sống, nhưng nước không phải tài nguyên hiếm trong không gian. Chỉ cần có được "chỗ trũng", nước có thể tồn tại bên trong một thiên thạch hay nằm ẩn dưới một lớp băng dày của một thiên thể lạnh giá nào đó.

Xét tới khoảng cách khá “gần” giữa Trái đất và Mặt trăng, việc nước văng từ nhà chúng ta sang nhà chị Hằng không quá khó tin. Tuy nhiên, khi phải phơi nắng và bức xạ vũ trụ cả ngày, nước trên bề mặt Mặt trăng khó có thể tồn tại lâu.

Giả thuyết mới: Nước trên Mặt trăng do gió từ Trái đất thổi sang
Quyển từ của Trái đất.

Để giải thích cho số hơi ẩm nhiều hơn dự kiến có trên Mặt trăng, các nhà khoa học đề xuất giả thuyết: nước hình thành từ những cơn “mưa” proton sinh ra bởi gió mặt trời. Những ion hydro va vào khoáng chất oxit có trong bụi và đá Mặt trăng khiến liên kết hóa học bị rệu rã, từ đó có cơ sở để kết hợp với oxy tạo ra nước. Giả thuyết này nghe rất hợp lý, và ta sẽ có thể có bằng chứng khẳng định nó khi tiếp tục quan sát những phân tử nước nằm phơi mình dưới cái khắc nghiệt của vũ trụ.

Trái đất được quyển từ bảo vệ trước hàng sa số ion bắn ra từ Mặt trời. Tấm lá chắn này không chỉ bọc lấy mái nhà của nhân loại, mà còn bị gió mặt trời thổi bạt và tạo thành hình giọt nước. Trong một quãng thời gian kéo dài vài ngày mỗi tháng, Mặt trăng sẽ đi qua một phần quyển từ và tạm thời được bảo vệ trước Mặt trời.

Mới đây thôi, một nhóm các nhà khoa học tới từ nhiều quốc gia đã sử dụng vệ tinh thăm dò Kaguya của Nhật Bản để chỉ ra chính xác thời điểm Mặt trăng đi vào quyển từ. Kết hợp với dữ liệu từ công cụ phát hiện khoáng vật nằm trên tàu thăm dò Mặt trăng Chandrayaan-1 của Ấn Độ, các chuyên gia nhận được kết quả bất ngờ.

Nói ngắn gọn, thì họ phát hiện ra hai mốc thời gian không ăn khớp. Lượng nước trên bề mặt Mặt trăng không thay đổi trong khoảng thời gian Mặt trăng di chuyển trong quyển từ và tránh được Mặt trời.

Kết quả này có thể dẫn tới nhiều kết luận. 

Một là giả thuyết gió Mặt trời sinh ra nước sai hoàn toàn, và đâu đó dưới bề mặt Mặt trăng là một túi nước cấp chất lỏng cho bề mặt.

Một khả năng khác cho phép giả thuyết gió mặt trời đứng vững: từ trường Trái đất đã tiếp tục công cuộc tàn phá của gió mặt trời.

Giả thuyết mới: Nước trên Mặt trăng do gió từ Trái đất thổi sang
Dấu vết của nước trên bề mặt Mặt trăng.

Những kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy một tấm màn plasma có mối liên hệ trực tiếp với quyển từ có thể bắn ra những ion hydro tương tự như gió mặt trời. Khảo sát chỉ ra rằng lượng ion này bắn nhiều tới vùng cực của Mặt trăng. Dù sức mạnh không thể lớn bằng gió mặt trời, nhưng giả thuyết nêu trên vẫn đúng: nước vẫn có thể hình thành trên bề mặt Mặt trăng theo cách này. Vẫn còn một khả năng khác cho thấy oxy từ bầu khí quyển bằng cách nào đó tới được Mặt trăng, nhất là trong giai đoạn biến động của địa từ Trái đất.

Tất cả những nhận định trên mới mang thuần tính giả thuyết. Hiện tại, các bản đồ chỉ ra mật độ của nước trên bề mặt Mặt trăng vẫn chưa khớp với các mô hình khoa học đang có. Tuy vậy, bản đồ mới chỉ ra nước đọng ở phần vĩ độ cao, khu vực nằm trên xích đạo Mặt trăng, nên vẫn còn thiếu khá nhiều dữ liệu để khẳng định hay phủ định giả thuyết nào.

Giới khoa học tập trung vào nghiên cứu vấn đề này là bởi không sớm thì muộn, chúng ta sẽ xây căn cứ Mặt trăng. Nếu hiểu được cơ chế hình thành băng và nước nơi đây, những con người dũng cảm nơi tuyến đầu sẽ đỡ phải lo lắng về một loại tài nguyên thiết yếu cho sự sống. Nếu mà Trái đất rải được mưa lên Mặt trăng thì tiện biết bao nhiêu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện thành phần cần thiết cho sự sống quanh tiền sao

Phát hiện thành phần cần thiết cho sự sống quanh tiền sao

Các nhà thiên văn học hôm 27/1 báo cáo phát hiện những chất tiền trợ sinh xung quanh hai ngôi sao vẫn đang hình thành.

Đăng ngày: 30/01/2021
Tìm thấy vật liệu ngoài hành tinh ở nơi khó sống nhất Trái đất

Tìm thấy vật liệu ngoài hành tinh ở nơi khó sống nhất Trái đất

Một thứ bấy lâu được biết đến như khoáng chất sao Hỏa bất ngờ được tìm thấy sâu trong lõi băng ở Nam Cực của Trái đất.

Đăng ngày: 30/01/2021
Các ngôi sao chết như thế nào?

Các ngôi sao chết như thế nào?

Các ngôi sao bắt đầu cuộc sống khi phản ứng hợp hạch hydro xảy ra bên trong lõi nóng, cô đặc của chúng. Một khi quá trình này khởi động, cuộc chơi cũng bắt đầu.

Đăng ngày: 29/01/2021
Nghiên cứu mới mô tả cách phát hiện hố giun - Cánh cổng cho phép ta du hành tới những vùng không gian khác

Nghiên cứu mới mô tả cách phát hiện hố giun - Cánh cổng cho phép ta du hành tới những vùng không gian khác

Tính tới thời điểm hiện tại, ta vẫn chưa chứng minh được rằng hố giun thực sự tồn tại.

Đăng ngày: 28/01/2021
Phát hiện hệ sáu hành tinh kỳ lạ có quỹ đạo

Phát hiện hệ sáu hành tinh kỳ lạ có quỹ đạo "bị khóa"

Nghiên cứu mới cho thấy hệ thống TOI-178 cách Trái Đất 200 năm ánh sáng chứa ít nhất 6 hành tinh với quỹ đạo hiếm gặp.

Đăng ngày: 28/01/2021
Tồn tại những hố đen

Tồn tại những hố đen "quái vật" nặng tới mức phi thường

Nghiên cứu mới đây gợi ý về sự tồn tại của các hố đen thậm chí còn lớn hơn rất nhiều so với bất cứ thứ gì được hình dung trước đây.

Đăng ngày: 28/01/2021
Các nhà khoa học “nuôi” nội tạng người trong không gian để làm gì?

Các nhà khoa học “nuôi” nội tạng người trong không gian để làm gì?

Trạm không gian quốc tế ISS không chỉ phục vụ cho các sứ mệnh vũ trụ mà còn là phòng thí nghiệm cho sứ mệnh sinh học: nuôi cấy các bộ phận cơ thể người.

Đăng ngày: 27/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News