Giả thuyết mới về hướng di cư của người cổ đại

Những mẫu hóa thạch răng giống người vượn nhỏ được tìm thấy ở Lybia chứng tỏ người cổ đại di cư từ châu Á đến châu Phi, chứ không phải theo chiều ngược lại như nhận định lâu nay của các nhà cổ sinh vật học.


Người vượn cổ. (Ảnh internet)

Đây là nhận định của các nhà nghiên cứu trường Đại học Poitiers của Pháp công bố trên tạp khí khoa học "Tự nhiên" của Anh ra ngày 27/10.

Phát biểu với hãng tin AFP, ông Jean-Jacques Jaeger tham gia nghiên cứu trên nói rõ dựa trên những phát hiện ở Ai Cập và Algeria, thế giới từ trước đến nay chỉ biết đến một loài người vượn duy nhất xuất hiện ở châu Phi cách đây 37 triệu năm.

Tuy nhiên, những hóa thạch răng người vượn được tìm thấy ở vùng Dur At-Talah thuộc miền Trung Lybia cho thấy còn 3 loài người vượn khác tồn tại từ cách đây 38 triệu đến 39 triệu năm, trong đó có một loài sống ở châu Á.

Ông Jaeger cho biết các mẫu răng hóa thạch nói trên thuộc loài người vượn nhỏ, chỉ nặng từ 120 đến 470 gam ở tuổi trưởng thành. Các chi của loài người vượn này có thể cầm nắm được và có móng chứ không phải vuốt. Đuôi của chúng có tác dụng giữ thăng bằng khi trèo hoặc nhảy.

Theo ông Jaeger, những phát hiện nay chứng tỏ người vượn di cư từ châu Á sang châu Phi và tổ tiên của loài người chúng ta có vóc dáng rất nhỏ.

Phát hiện mới sẽ lại thổi bùng những tranh cãi vốn đã rất sôi nổi trong giới cổ sinh vật học về nguồn gốc loài người.

Phát hiện này còn đặt ra câu hỏi phải chăng cả 3 loài người vượn nhỏ mới được phát hiện đều có nguồn gốc từ châu Á, hoặc phải chăng các loài này là kết quả tiến hóa của loài vượn người được phát hiện ở châu Phi. Nhóm của ông Jaeger nghiêng về giả thiết thứ nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Đăng ngày: 16/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News