Giác quan thứ sáu của loài cá
Một nhóm các nhà khoa học khẳng định loài cá có "giác quan thứ sáu". Nghiên cứu nhận thấy rằng nhờ giác quan này mà cá cảm nhận được dòng chảy của nước, vị trí con mồi, thậm chí biết trước để tránh biển động. Phát hiện này được đăng tải trên tạp chí Physical Review Letters.
Ảnh minh họa: Wikipedia
Tờ Daily Mail cũng dẫn lời nhà khoa học Leif Ristroph giải thích rằng họ đã xác định được một bố cục độc đáo của các "cảm biến" trên bề mặt thân cá. Và hệ thống cảm biến này gần như có phổ biến ở các loài cá. Mạng lưới các cảm biến này cũng giống như một "Ăng-ten thủy động lực” cho phép cá lấy tín hiệu về dòng chảy của nước và sử dụng thông tin này vào các hành vi khác nhau. Ví dụ như tránh chướng ngại vật, biết cách vượt qua các xoáy nước… mà không cần sự trợ giúp của tầm nhìn.
Để tìm hiểu cách thức cá khai thác thông tin dòng chảy, các nhóm nghiên cứu tập trung vào một hệ thống các cơ quan cảm giác nhận biết để phát hiện cả hai chuyển động và rung động trong các dòng nước xung quanh chúng.
Họ đặc biệt tập trung vào vị trí của những “con kênh” nhỏ li ti dọc theo cơ thể, lưu ý rằng vị trí này có thể giúp giải thích các chức năng như thế nào một giác quan thứ sáu của cá. Ví dụ, mức độ tập trung của các kênh đầu các cá hang mù dường như rất phù hợp cho việc phát hiện chướng ngại vật.
Nhóm nghiên cứu cũng đã chế tạo một con cá bằng nhựa và thử nghiệm thành công như cá thật.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.
