Giác quan thứ sáu từng rất phổ biến
Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện thấy, chúng ta “thoái giống” từ một tổ tiên có hình dáng giống như loài cá, sống dưới đại dương cách đây 500 triệu năm và có khả năng phát hiện được điện từ trường trong nước. Giác quan thứ sáu này được sử dụng để phát hiện con mồi, giao tiếp và tìm đường.
>>> Phát hiện loài rắn có giác quan thứ sáu
Trả lời phỏng vấn trên Daily Mail, các nhà khoa học của Đại học Cambridge và Đại học Cornell New York tin rằng, không riêng gì loài người mà 65.000 loài động vật có xương sống khác – đều thoái giống từ loài quái vật nói trên.
Nam diễn viên Haley Joel Osment thủ vai cậu bé có thể nhìn thấy
người chết trong bộ phim "Giác quan thứ sáu" năm 1999.
Cụ thể hơn, 30.000 loài trong đó là động vật trên cạn, bao gồm cả con người, và khoảng 30.000 loài còn lại là cá có vây.
Kết quả nghiên cứu gây sốc này sẽ được đăng tải trên số mới nhất của Tạp chí Nature Communications, nhân kỷ niệm 25 năm các nhà khoa học bắt đầu đào xới đề tài này.
“Nghiên cứu này xoáy thẳng vào những câu hỏi lớn của sinh học tiến hóa, nhất là chủ đề “tiến hóa – thoái hóa” mà tôi say mê suốt 35 năm qua”, giáo sư Willy Bemis, bộ môn Sinh học tiến hóa của Đại học Cornell, tác giả nghiên cứu cho biết.
Theo lý giải của giáo sư Bemis, hàng trăm triệu năm trước, đã có một sự chia rẽ quan trọng trong cây tiến hóa của động vật có xương sống.
Tất cả động vật có xương sống trên cạn, kể cả con người, đều "thoái giống"
từ tổ tiên hình cá, có giác quan thứ sáu. (Ảnh: Daily Mail)
Một nhánh dẫn tới các loài cá có vây và nhánh còn lại là cá vây tay. Nhánh thứ hai chính là thủy tổ của các loài động vật có xương sống trên cạn và một số loài như kỳ giông lửa Mexico hiện vẫn còn giữ được giác quan thứ sáu.
Giáo sư Bernis và êkip nghiên cứu nhận thấy, các tế bào cảm ứng điện ở cá có vây và kỳ giông đều phát triển chính xác theo hình mẫu của mô phôi thai ở da. Điều đó có nghĩa là đây là một hệ thống cảm ứng cổ xưa. “Hai hệ thống cảm ứng này có chung một nguồn gốc tiến hóa”, Giáo sư Bemis tuyên bố.
Tuy nhiên, sau giai đoạn bò sát, chim và động vật có vú đã đánh mất giác quan thứ sáu bởi nó không còn cần thiết cho cuộc sống trên cạn nữa.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù
Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.
