Giải đáp bí mật: Mỡ biến đi đâu khi bạn giảm cân?

Hẳn câu trả lời sẽ khiến bạn "ngã ngửa" vì bất ngờ khi biết rằng, mỡ được chúng ta thở ra khi giảm cân.

Lượng mỡ thừa trong cơ thể đi đâu khi chúng ta giảm cân?

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng khi mình tập thể dục hay ăn kiêng thì điều gì sẽ xảy ra với lượng mỡ thừa trong cơ thể chưa? Câu trả lời thường gặp nhất là mỡ bị “đốt cháy” thành năng lượng. Tuy nhiên sau khi đọc bài dưới đây bạn sẽ phải ngã ngửa khi biết sự thật là chúng ta sẽ... thở ra mỡ.

Quá trình giảm mỡ sẽ diễn ra như thế nào?


Lượng mỡ thừa trong cơ thể sẽ biến đi đâu khi chúng ta giảm cân?

Theo định luật bảo toàn năng lượng thì năng lượng không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, chúng chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Đây được coi là quy luật áp dụng cho quá trình chúng ta giảm cân và “đốt cháy lượng mỡ thừa” từ trước đến nay.

Tuy nhiên trên thực tế, những tế bào chất béo (adipose) trong cơ thể người không thể biến mất một khi đã xuất hiện, và đương nhiên chúng ta không hề “đốt cháy” chúng.


Chúng ta không "đốt cháy" mỡ như vẫn tưởng.

Các chuyên gia cho biết, khi chúng ta ăn, chất glucose và đường được phân tách từ carbohydrate sẽ trở thành nguồn nhiên liệu đầu tiên giúp duy trì hoạt động của cơ thể. Glucose sẽ được lưu trữ ở gan dưới dạng glycogen, và từ đó được giải phóng vào máu khi cần thiết để giữ cho cơ thể vận hành một cách liên tục, bình thường.

Trong quá trình này, các mạch máu sẽ đóng vai trò vận chuyển dưỡng chất cần thiết đến mọi nơi trên cơ thể. Tuy nhiên, đến khi glucose cạn kiệt, cơ thể bắt đầu sử dụng đến chất béo.

Lúc này, hormone điều tiết lượng đường trong máu của chúng ta sẽ kích hoạt một enzyme mang tên lipase, có trong mạch máu của các mô mỡ. Lipase sẽ kích thích các tế bào mỡ, tạo nên các đại phân tử được gọi là triglycerides - chất béo trung tính. Triglycerides chính là lượng protein và chất béo dư thừa trong cơ thể mà ta vẫn nói đến như “mỡ thừa”.

Mỡ đã biến đi đâu?

Vậy cơ thể con người làm cách nào để loại bỏ đi số năng lượng không cần đến? Nhà khoa học Andrew Brown thuộc trường Đại học New South Wales và cựu tâm thần học Ruben Meerman người Úc đã giải đáp: khi chúng ta giảm cân, con người sẽ … thở ra mỡ.


Lượng mỡ thừa sẽ đi qua đường... thở?

Cụ thể, các đại phân tử triglycerides này cấu tạo chủ yếu bởi carbon, hydrogen và khí oxy. Chúng được lưu trữ trong các giọt lipid trong tế bào mỡ.

Trong quá trình giảm cân, cơ thể chúng ta sẽ chuyển hóa các phân tử này, giải phóng vào máu các axit béo cần thiết để cơ thể sử dụng.

Các axit béo sẽ dần được giải phóng thành nước và khí CO2, trong đó nước sẽ được đưa ra ngoài cơ thể qua hệ bài tiết, khí carbonic sẽ được chúng ta thở ra. Nói cách khác, chúng ta đã... thở ra lượng mỡ đã mất đi trong quá trình vận động.

Brown nhận xét: “Chúng ta vẫn luôn nhầm lẫn về quá trình trao đổi chất khi giảm cân. Câu trả lời chính xác là hầu hết khối lượng mất đi đều đi ra qua đường thở dưới dạng khí carbon dioxide. Chúng tan biến vào không khí".


Đúng vậy, hầu hết trọng lượng cơ thể mất đi đều được phát tán ra không khí...

Trong nghiên cứu mới nhất được đăng trên tờ Nhật báo Y học Anh, Brown và Meermanhai đã đưa ra một số tính toán về lượng khí con người thải ra khi giảm cân. Theo đó thì để giảm 10kg mỡ trong cơ thể, mỗi người cần hít vào 29kg khí oxi, thải ra 28kg khí carbon dioxide và 11kg nước.

Sau đó, hai nhà khoa học đã tiếp tục tính toán khối lượng năng lượng được tích trữ trong 10kg chất béo đã được thải ra dưới dạng khí carbon dioxide và nước đó khi chúng ta giảm cân.

Bằng cách lần lại theo con đường đi của những nguyên tử ra khỏi cơ thể, họ đã tìm ra rằng có đến 8,4kg trong số này là được chuyển hóa thành khí carbon dioxide.


...nhưng không có nghĩa cứ "thở" nhiều là sẽ gầy đi.

Kết quả này cho thấy, dường như phổi của chúng ta đóng vai trò chính trong quá trình giảm cân. Nhưng tất nhiên điều này không có nghĩa là chỉ cần chúng ta tập trung... thở nhiều là sẽ gầy đi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thở nhiều hơn cần thiết cũng có thể gây hại.

Khi mật độ hít thở vượt qua ngưỡng cần của hệ thống trao đổi chất có thể dẫn đến hiện tượng tăng thông khí, gây chóng mặt, đau ngực và thậm chí bất tỉnh.

Do vậy, 2 khoa học gia khuyên rằng khi bạn tập thể dục hay chơi thể thao để giảm cân, hãy chú ý rằng chính việc hít thở đều đặn và đúng nhịp là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả thu được.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất