Giải được câu đố về nước, thưởng 30 triệu đồng
Tại sao nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh? Câu hỏi hóc búa này đã khiến nhiều bộ óc thiên tài, bao gồm cả Aristotle, bối rối. Giờ đây, Hội Hóa học hoàng gia Anh đang treo giải thưởng 1.000 bảng Anh (khoảng hơn 30 triệu đồng) cho bất kỳ ai tìm ra câu trả lời.
Vấn đề này được gọi là hiệu ứng Mpemba từ năm 1968, khi một sinh viên người Tanzania tên là Erasto Mpemba nêu câu hỏi với các giáo sư đến thăm trường cậu.
Sau khi dành 5 năm để nghiên cứu vấn đề này mà không có câu trả lời, Mpemba đã hỏi GS. Denis Osborne ở ĐH Dar es Salaam: “Nếu giáo sư có hai ca nước chứa lượng nước như nhau, một ca ở nhiệt độ 35 độ C và một ca 100 độ C, rồi giáo sư đặt vào tủ lạnh, thì ca nước 100 độ C sẽ đóng băng trước. Tại sao?".
Vị giáo sư đó đã không đưa ra được đáp án. Sau đó ông nêu vấn đề này trong một bài báo khoa học vào năm sau, và gọi đó là “hiệu ứng Mpemba”.
Brian Emsley, cán bộ phụ trách quan hệ công chúng ở Hội Hóa học hoàng gia Anh, nói rằng người giành giải thưởng 1.000 bảng sẽ phải “đưa ra giải thích thuyết phục, dựa trên suy nghĩ đột phá”.
Các giải thích từ trước tới nay đều dựa trên sự bay hơi, đối lưu và làm chậm đông, nhưng chưa giải thích nào được cho là xác đáng.
Người tham gia trả lời sẽ phải nộp đáp án trước ngày 30/7 năm nay.
Tham khảo: Daily Mail

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Nga thử nghiệm thành công bom chân không mạnh nhất thế giới
Nga vừa thử nghiệm thành công loại bom chân không mạnh nhất thế giới, quân đội nước này cho biết hôm 11/9, gọi đây là ’’cha của mọi loại bom’’. Loại bom này tạo ra một loại sóng sốc hủy diệt, với sức mạnh tương đương một vụ nổ hạt nhân.

Bảng tuần hoàn hóa học có thêm 4 nguyên tố mới, chu kỳ 7 đã được lấp đầy
Bảng tuần hoàn hóa học đầy đủ - Cùng với việc công nhận nguyên tố 113 là nguyên tố hóa học, IUPAC cũng đã chính thức đưa 3 nguyên tố khác với số hiệu nguyên tử lần lượt là 115, 117 và 118 vào bảng tuần hoàn.
