Giải mã âm thanh huyền bí của Bắc cực quang

Thứ âm thanh huyền bí này đã xuất hiện cả trong truyền thuyết và khiến cho bất cứ ai tình cờ nghe thấy vừa lo lắng, vừa sợ hãi.

Tuy nhiên, lần đầu tiên trong lịch sử, những tiếng rạn nứt và nổ lép bép kỳ lạ tại vùng Bắc cực quang đã được khoa học giải thích tường tận.

DailyMail đưa tin, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Aalto Phần Lan đã định vị được nguồn gốc phát ra các âm thanh bí hiểm nói trên. Hóa ra chúng được hình thành cách mặt đất khoảng 70m.

Để định vị được nguồn phát ra âm thanh, nhóm nghiên cứu đã cài đặt ba thiết bị microphone độc lập siêu nhạy tại một trạm quan sát. Trước đó, nhiệm vụ của trạm này là chuyên ghi lại các âm thanh phát ra trong thời điểm xảy ra cực quang.


Lần đầu tiên khoa học có thể lý giải được nguồn gốc phát ra âm thanh kỳ bí của Bắc cực quang.

Sau đó, họ tiến hành so sánh với âm thanh do microphone thu được để xác định vị trí phát ra âm thanh từ đâu.

Nguyên nhân gây ra cực quang là do vùng từ trường của Trái đất bị nhiễu loạn và hiện tượng ngoạn mục, kỳ vỹ này thường xảy ra cách bề mặt Trái đất khoảng 120km. Khi trạm quan sát ghi nhận được ánh sáng cực quang, Viện Thiên văn học Phần Lan đã lập tức tiến hành đo đạc can nhiễu địa từ. Dữ liệu thu được cho thấy một kiểu mẫu điển hình của Bắc cực quang.

“Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh rằng, trong suốt thời gian diễn ra Bắc cực quang, con người có thể nghe thấy âm thanh cực quang tự nhiên”, Giáo sư Unto K.Laine cho biết.

Trong quá khứ, khoa học luôn tưởng rằng cực quang xảy ra ở quá xa nên người thường không thể nghe thấy âm thanh do các hạt va chạm với từ trường Trái đất. Điều này không sai. Tuy nhiên, nguồn phát ra các âm thanh gắn liền với cực quang có thể chính là các hạt năng lượng bắn ra từ mặt trời, Giáo sư Laine diễn giải. Những hạt này, hoặc sự nhiễu loạn điện từ do chúng gây ra dường như đã tạo ra những âm thanh gần mặt đất hơn so với ánh sáng cực quang.

Mặc dù vậy, cơ chế cụ thể về việc âm thanh cực quang được tạo ra như thế nào vẫn còn là một bí ẩn. Những âm thanh này không phải lúc nào cũng nghe thấy được, kể cả khi ánh sáng cực quang có xuất hiện trên bầu trời. Những tiếng động nghe như rạn nứt hoặc nổ lép bép mà microphone thu được cũng chỉ vang lên trong chớp nhoáng mà thôi.

Một số nhân chứng từng nghe được âm thanh cực quang mô tả chúng giống như một “tiếng động mơ hồ, ở xa và kêu phì phì”. Cũng do những miêu tả rất khác nhau này mà các nhà nghiên cứu tin rằng, có thể có nhiều cơ chế đứng đằng sau sự hình thành nên âm thanh cực quang.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News