Giải mã bí ẩn các hồ biến mất trong vài giờ ở Greenland
Các nhà khoa học rốt cuộc đã giải mã được bí ẩn kéo dài cả thập niên qua về việc một số hồ lớn ở phía trên lớp băng Greenland có thể khô cạn hàng tỉ lít nước chỉ trong vài giờ đồng hồ như thế nào.
Bí ẩn các hồ biến mất trong vài giờ ở Greenland
Đa phần các hồ nước do băng tan chảy trên sông băng của Greenland đều khô cạn từ từ, khi các luồng nước trên bề mặt đổ vào các khe nứt hoặc lỗ hổng thẳng đứng trong sông băng. Tuy nhiên, gần đây, các hình ảnh vệ tinh hé lộ, khoảng 13% số hồ nước dạng này đang khô cạn rất nhanh và biến mất hoàn toàn chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Một hồ nước băng tan trên sông băng ở Greenland. (Ảnh: Daily Mail)
"Các hình ảnh cho thấy có hồ nước do băng tan chảy trên sông băng tồn tại ở đó hôm nay và khô cạn vào ngày hôm sau. Vì vậy, chúng ta biết rằng, trong 10 - 15 năm qua, nước ở đây có thể đã biến mất rất nhanh".
Năm 2006, hồ Bắc của Greenland, một hồ nước do băng tan chảy phía trên sông băng có diện tích 5,6km2, đã bị khô cạn gần 45,4 tỉ lít nước chỉ trong không đầy 2 tiếng đồng hồ. Trong một nghiên cứu đăng tải 2 năm sau đó, các nhà nghiên cứu xác định rằng, hiện tượng đáng kinh ngạc này có thể xảy ra, vì các vết nứt lớn bắt nguồn từ sức nước có thể hình thành trực tiếp phía dưới lòng hồ và ăn sâu tới tận đáy tảng băng, rút cạn nước hồ.
Tuy nhiên, cách những vết nứt như trên hình thành như thế nào từng là điều bí ẩn cho mãi tới tận ngày nay.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ định vị GPS để khám phá ra rằng, các vết nứt hình thành từ sức căng liên quan đến áp lực do các dịch chuyển của mảng băng gây ra. Những dịch chuyển này lại bắt nguồn từ việc nước tan chảy nhỏ giọt.
Nhà nghiên cứu Laura Stevens giải thích, khi nước tan chảy vào mùa hè từ trên bề mặt mảng băng bị hút cạn xuống đáy thông qua các khe nứt, nó có thể khiến khu vực bên trong và quanh lòng hồ "nâng lên". Thêm vào đó, nó có thể làm giảm khu vực tiếp xúc của nền băng với tầng đá ngầm phía dưới, bôi trơn nền băng và khiến nó dễ dịch chuyển theo chiều ngang hơn.
Nghiên cứu trên cung cấp một bức tranh sáng rõ hơn về số lượng cũng như vị trí của nước băng tan chảy di chuyển tới nền băng. Điều này có thể giúp họ hiểu rõ hơn về việc các mảng băng trôi nhanh đến như thế nào vào mùa hè và việc chúng góp phần dẫn tới việc tăng mực nước biển nhiều tới mức nào.

Những cảm giác cận tử kỳ lạ
Đại đa số những người trước khi chết đều có những cảm giác kỳ lạ. Kết luận của các nhà khoa học khiến chúng ta vừa cảm thấy sợ hãi vừa muốn tìm hiểu.

Sự thật về người khổng lồ tóc đỏ bí ẩn ở hang Lovelock
Thổ dân thuộc bộ tộc Paiute ở Nevada (Mỹ) có truyền thuyết về tổ tiên của họ và những người khổng lồ tóc đỏ gọi là Si-Te-Cah.

11 kiểu mê tín dị đoan về người chết vô cùng khó hiểu
Nỗi ám ảnh mang tên số 3, vuốt mắt cho người chết hay vứt hoa vào trong mộ của người đã khuất vào ngày cử hàng tang lễ… Hiện nay, khoa học vẫn chưa thể giải thích rõ ràng được.

Những bí ẩn vũ trụ khiến khoa học "bó tay"
Vẫn còn rất nhiều những bí ẩn về vũ trụ làm đau đầu các nhà vật lý thiên văn: bên trong lỗ đen có gì, vật chất tối, sự kết thúc của vũ trụ...

Hiện tượng "nhìn thấy thiên đường" qua lời kể của người chết đi sống lại
Nhiều người tin rằng sau khi chết con người sẽ xuống địa ngục hoặc lên thiên đường. Nhưng liệu có thiên đường, địa ngục thật hay không? Nếu có thì cuộc sống sau khi chết của con người tại nơi đó diễn ra như thế nào?

Trùng hợp ngẫu nhiên hay số phận sắp đặt
Trong cuộc sống có những sự trùng hợp ngẫu nhiên khó tin và không thể giải thích được, khi đó, một cách tự nhiên, người ta bắt đầu nghĩ đến khía cạnh bí ẩn của số phận. Liệu có thể giải thích những chuyện trùng hợp kỳ lạ là trò chơi của số phận hay khoa học còn có những lý thuyết khác về bí ẩn này?
