Giải mã cơ chế chống trượt của bàn chân tắc kè
Các chuyên gia thuộc Đại học Akron (Mỹ) cho biết họ vừa giải mã bí ẩn xung quanh cách thức tắc kè bám chắc vào lá và thân cây ngay cả khi chúng bị ướt – một phát hiện có thể giúp tạo ra loại keo dính sử dụng được trong môi trường nước.
Trong nghiên cứu hồi năm ngoái, các chuyên gia phát hiện tắc kè không có khả năng bám vào bề mặt kính bị ướt – điều thúc giục họ tìm hiểu làm thế nào loài vật này có thể leo và bám trên các cành và lá cây ướt trong trong môi trường tự nhiên.
Ở nghiên cứu mới, các chuyên gia đã tiến hành quan sát khả năng đeo bám của 6 con tắc kè, bằng cách đặt chúng trên các bề mặt khác nhau với mức độ thấm nước khác nhau. Kết quả là trên bề mặt kính, khả năng bám víu của tắc kè bị hạn chế nhưng trên một tấm nhựa trong suốt hoặc nhựa thông dụng, các ngón chân của tắc kè tạo ra các túi khí giữ cho chân chúng luôn khô ráo và duy trì khả năng bám vào bề mặt.
Theo lý giải của các chuyên gia, đó là vì bề mặt của hai loại nhựa nói trên có đặc tính tương tự với bề mặt của lá cây mà tắc kè hay bám vào để di chuyển trong môi trường tự nhiên của chúng.
Theo Tiến sĩ Stark, dữ liệu từ nghiên cứu này có thể giúp các chuyên gia tạo ra các loại keo hoặc băng dính dùng được trên những bề mặt ẩm ướt, chẳng hạn như băng cá nhân chống thấm nước.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam
Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới
Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.
