Giải mã hình "của quý" được chạm khắc vào đá tại pháo đài La Mã
Các nhà khảo cổ học ở Anh mới đây đã hết sức ngạc nhiên khi phát hiện một hình khắc trên đá tại một pháo đài của người La Mã: Hình "của quý" thô kệch kèm theo một cụm từ mà các chuyên gia cho rằng có nghĩa là "kẻ khốn nạn" bên cạnh tên của một người nào đó và có vẻ như nó đã được khắc bởi một người lính La Mã để xúc phạm một đồng đội.
Viên đá rộng 40 cm, cao 15 cm này được phát hiện hôm 19/5 tại Vindolanda, tàn tích của một pháo đài La Mã ngay phía nam của Bức tường Hadrian - một cấu trúc kiên cố đóng vai trò là biên giới phía bắc của đế chế La Mã, nhằm bảo vệ Vương quốc Anh chống lại những người Pict ở Caledonia. Các nhà khảo cổ học cho rằng, hình vẽ này được chạm khắc vào đá vào khoảng thế kỷ thứ ba sau Công nguyên.
Viên đá có hình khắc "của quý" và từ ngữ xúc phạm của người La Mã 1.700 năm trước.
Nhà khảo cổ học Dylan Herbert, một nhà hóa sinh đã nghỉ hưu từ người Wales, đã khai quật viên đá. "Nhìn từ phía sau nó giống như tất cả những viên đá khác, một viên đá rất bình thường, nhưng khi lật lại, tôi giật mình khi thấy một số chữ cái rõ ràng. Sau khi loại bỏ toàn bộ bùn đất, viên đá khiến tất cả phải chú ý", Dylan Herbert nói.
Đặc điểm nổi bật của viên đá là hình vẽ "của quý", nhưng các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn đến chữ viết đi kèm với nó. Các chuyên gia đã công nhận cụm từ "SECUNDINUS CACOR" là từ viết tắt của "Secundinus cacator", có nghĩa là "Secundinus" (tạm dịch là kẻ khốn nạn).
Andrew Birley, phụ trách công tác khai quật và là giám đốc điều hành của Vindolanda Charity Trust, cho biết: “Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi giải mã được thông điệp khắc trên đá".
Hình chạm khắc "của quý" không phải là hiếm ở Đế chế La Mã và hình chạm khắc mới phát hiện này là hình khắc "của quý" thứ 13 được phát hiện tại Vindolanda.
Vào tháng 6 năm 2021, một bức chạm khắc kỵ sĩ khỏa thân cũng được phát hiện tại Vindolanda. Hình "của quý" thường được chạm khắc như là một biểu tượng của sự may mắn hoặc khả năng sinh sản.
Tuy nhiên, hình khắc "của quý" được phát hiện gần đây rõ ràng có ý nghĩa như một sự xúc phạm, khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên. Độ sâu của các đường chạm khắc trên đá cho thấy, người này đã tốn rất nhiều thời gian vào công việc này.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
