Giải pháp xử lý chất thải cho bệnh viện ở Việt Nam

Ngày 12/4, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam phối hợp với cơ quan thương mại Pháp UBIFRANCE tổ chức Hội thảo Pháp - Việt với chủ đề “Bảo vệ môi trường và sức khỏe", nhằm đưa ra giải pháp công nghệ xử lý chất thải cho các bệnh viện ở Việt Nam.

>>> Giới thiệu dự án xử lý rác bằng công nghệ plasma

Giai đoạn đầu, dự án sẽ được triển khai tại năm bệnh viện tuyến Trung ương và năm bệnh viện tuyến tỉnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Các nhà khoa học dự Hội thảo “Bảo vệ môi trường và sức khỏe” đã tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan đến xử lý chất thải y tế bằng công nghệ vi sinh; quá trình phân hủy của các chất hữu cơ trong các quy trình xử lý nước thải.


Rác thải y tế

Giáo sư - tiến sỹ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) cho biết ở Việt Nam có khoảng 13.640 cơ sở y tế các loại (cơ sở khám chữa bệnh, y tế dự phòng, cơ sở kinh doanh thuốc, trạm y tế xã...) có nguồn thải và lượng chất thải y tế phát sinh, trong đó chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh khoảng 42 tấn/ngày (chiếm 11,8% tổng lượng chất thải phát sinh). Dự kiến đến năm 2015 có trên 70 tấn/ngày, đến năm 2020 có trên 93 tấn/ngày.

Nước thải y tế có khoảng 120.000m3/ngày đêm (chưa tính nước thải của các cơ sở y tế dự phòng, đào tạo y dược, sản xuất thuốc và cơ sở y tế bộ, ngành). Dự kiến đến năm 2015 có khoảng 300.000m3/ngày đêm.

Bà Catherine Galtier, Giám đốc điều hành APB Environnement khẳng định việc xử lý tất cả các loại rác thải bệnh viện, dù là chất thải rắn hay nước thải, có ô nhiễm hay không ô nhiễm, APB Environnement sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp với chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam, nhằm hạn chế thải carbon vào môi trường vì các giải pháp này không cần sử dụng đến biện pháp thu gom và vận chuyển, đảm bảo bảo vệ sức khỏe người dân và thân thiện với môi trường.

Công nghệ của APB Environnement được phát triển dựa trên việc sử dụng các gốc vi khuẩn phần lớn được tách từ các mẫu lấy từ môi trường, từ người, động vật hoặc cây cỏ ở khắp nơi trên thế giới. Đây là các mẫu lấy hoàn toàn từ thiên nhiên, không bị biến đổi gene. Nhờ đó, APB Environnement có khả năng phát triển các sản phẩm theo yêu cầu phù hợp với yêu cầu đặc biệt của từng khách hàng.

Việc xử lý chất thải y tế ở Việt Nam hiện nay hầu hết chưa có hệ thống xử lý nước thải, chủ yếu xử lý sơ bộ bằng hóa chất, bể phốt, bể tự hoại… còn xử lý chất thải rắn y tế chủ yếu sử dụng bằng lò đốt thủ công, hoặc thuê xử lý và tự chôn lấp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News