Giải thưởng lớn cho khoa học đời sống
Các nhà sáng lập doanh nghiệp tại Thung lũng Silicon vừa chính thức thành lập một trong những giải thưởng lớn nhất hằng năm dành cho các nghiên cứu về cách chữa bệnh và kéo dài cuộc sống.
Giải thưởng đột phá trong khoa học đời sống này do nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, lãnh đạo Sergey Brin của Google và doanh nhân Yuri Milner cùng tài trợ. Ngày 20/2, giải thưởng này đã được trao tặng lần đầu tiên cho 11 nhà khoa học. Trong năm đầu tiên này, mỗi giải thưởng trị giá 3 triệu USD - gần gấp ba lần tiền thưởng giải Nobel, dành cho các nghiên cứu chống bệnh ung thư, tiểu đường, Parkinson...
Ba nhà doanh nghiệp hàng đầu của Thung lũng Silicon quyết định tạo ra
một giải thưởng lớn để thúc đẩy khoa học đời sống - (Ảnh: Bloomberg)
“Những bước tiến lớn được kỳ vọng sẽ diễn ra trong 10-20 năm tới nên tôi nghĩ đây là thời điểm phù hợp để tạo ra một sự khích lệ đối với những tài năng khoa học giỏi nhất - ông Milner nói - Hi vọng giới trẻ sẽ nhận thấy thông điệp là không chỉ những nghề nghiệp trong lĩnh vực thể thao hay giải trí mới có được sự thừa nhận lớn của công chúng”.
Một hội đồng sẽ chọn ra người chiến thắng mỗi năm, nhưng bất cứ ai cũng có thể đề cử ứng viên mà họ nghĩ xứng đáng nhận giải. Người thắng giải mỗi năm sẽ tham gia cùng hội đồng để chọn người chiến thắng năm tiếp theo.
“Trị giá giải thưởng quá lớn, tôi nghĩ sẽ có tác động lớn đến các ngành khoa học đời sống” - nhà khoa học Cornelia Bargmann, một trong những người đoạt giải năm nay, nói. Nhà khoa học lớn tuổi nhất được chọn là David Botstein, 70 tuổi, nói: “Trong 30 hay 40 năm qua có rất nhiều bước tiến nhanh chóng trong khoa học đời sống nhưng chúng ta không nghe gì về nó”.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
