Giảm thiểu tác động của môi trường ở sông Mekong

Nằm ở hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải gánh chịu tác động to lớn, chưa thể lường trước từ các chương trình, dự án phát triển trên dòng chính ở phía thượng nguồn. Do vậy, Việt Nam cần có các giải pháp ứng phó với các kịch bản phát triển trên lưu vực sông Mekong.

Những nguy cơ tiềm ẩn

Ở vị trí quốc gia cuối nguồn, phần lãnh thổ Việt Nam nằm trong lưu vực sông Mekong chiếm khoảng 8% diện tích lưu vực và khoảng 11% tổng lượng nước. Phần lãnh thổ này bao gồm thượng nguồn sông Nậm Rốn, tỉnh Điện Biên, thượng nguồn sông Sê Kông và Sê Ba Hiêng, lưu vực sông Sê San và Srepok và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Việt Nam có khoảng 20 triệu người dân sống trong lưu vực sông Mekong (17 triệu người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long và 3 triệu người dân ở Tây Nguyên), phần lớn dân số phụ thuộc vào nguồn sinh kế nông nghiệp và thủy sản. Do sự liên quan mật thiết giữa các điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của các tiểu vùng và tổng thể lưu vực sông Mekong, những động thái phát triển thượng nguồn và thay đổi dòng chảy sẽ dẫn đến nhiều tác động về môi trường và xã hội ở phía hạ nguồn.

Theo báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thủy điện dòng chính Mekong, do Trung tâm Quản lý Môi trường Quốc tế (ICEM) thực hiện cho Ủy hội sông Mekong đã nhận định: Việt Nam có khả năng tổn thất lớn nhất về kinh tế do tác động tiềm tàng nếu hệ thống đập dòng chính được xây dựng.

Giảm thiểu tác động của môi trường ở sông Mekong

Một số tác động có thể dự đoán đó là làm giảm dòng chảy mùa khô, kết hợp với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ làm gia tăng nhập mặn, ảnh hưởng đến nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long; suy giảm lượng phù sa bồi đắp cho đồng bằng từ 26 triệu tấn/năm xuống còn 7 triệu tấn/năm; thủy sản biển, nước ngọt và nuôi trồng đều bị ảnh hưởng với ước tính tổn thất ít nhất từ 500 triệu đến 1 tỷ USD mỗi năm.

Giải pháp ứng phó

Trên cơ sở nhận định tình hình khu vực và bối cảnh hiện tại, bà Trần Thị Thanh Thủy, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Tổ chức phi chính phủ hoạt động nhằm bảo vệ môi trường) cho rằng các giải pháp ứng phó của Việt Nam có thể thực hiện gồm việc duy trì và tăng cường hợp tác Mekong thông qua Ủy hội sông Mekong quốc tế. Cho đến thời điểm hiện tại, khuôn khổ hợp tác tốt nhất để trao đổi, đàm phán và tìm kiếm sự đồng thuận trong vấn đề phát triển lưu vực là thông qua Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong.

Đồng thời, Trung tâm đầu tư vào việc nâng cao năng lực tổ chức cho Ủy ban sông Mekong Việt Nam, với đầy đủ nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu giám sát tác động, tìm kiếm giải pháp nhằm tham vấn kịp thời cho Chính phủ trong hoạch định chính sách và hợp tác với các quốc gia trong lưu vực.

Việt Nam cần tạo sự đồng thuận trong việc định hướng mô hình phát triển của lưu vực Mekong trong cộng đồng ASEAN. Theo đó cần hướng đến mô hình phát triển giảm thiểu phát thải, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, sử dụng khôn khéo tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, cần khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong nghiên cứu, phổ biến thông tin, thúc đẩy hợp tác, đối thoại ở cấp quốc gia và khu vực, nhằm tạo sự ủng hộ, đồng thuận của xã hội trong bảo vệ lợi ích chung của người dân trong lưu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.

Đặc biệt là cần tăng cường hợp tác với cộng đồng các nhà tài trợ và đối tác phát triển như Lào, Campuchia nhằm hỗ trợ nước bạn tìm kiếm các giải pháp phát triển tối ưu, bền vững, phù hợp với tinh thần hợp tác giữa các quốc gia trong lưu vực. Với kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, Việt Nam có thể giúp các nước bạn sử dụng nguồn lực quốc tế một cách hiệu quả, áp dụng các mô hình tốt và tránh những hậu quả tiêu cực có thể vấp phải trong quá trình phát triển.

Việc sử dụng một cách hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư và hỗ trợ phát triển cũng là một giải pháp quan trọng. Với vị trí nhà đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu và áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quá trình triển khai các hoạt động dự án của mình ở các nước bạn, nhằm giảm thiểu các hệ quả môi trường-xã hội. Chính phủ cũng nên có các công cụ quản lý hữu hiệu, đảm bảo giám sát các dòng đầu tư, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các chuẩn mực tốt trong đầu tư nước ngoài.

“Tùy vào từng kịch bản mà Việt Nam có cách ứng phó thích hợp. Song điều quan trọng nhất là cần có sự đồng nhất trong hợp tác phát triển giữa các quốc gia để đảm bảo lưu vực hạ Mekong không bị đe dọa", bà Thủy nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News