Giận dữ bùng phát tại Bangkok, người ngoại thành phá đê

Giận dữ đã bùng phát dọc một đê bao bảo vệ thủ đô Bangkok khỏi dòng nước lũ kỷ lục khi người dân tức giận xô xát với lực lượng an ninh để đòi mở một cửa xả lũ vốn làm các ngôi nhà của họ bị ngập.

>>> Video: Xả lũ tại cửa xả Klong Sam

Giận dữ bùng phát tại Bangkok, người ngoại thành phá đê
Một người đàn ông ngủ trên bến xe buýt bị ngập nước tại Bangkok.

Căng thẳng xảy ra tại cửa xả lũ Klong Sam ở đông bắc Bangkok. Lo lắng trước mực nước ngày càng gia tăng, người dân đã đề nghị giới thức mở rộng cửa xả. Khi giới chức từ chối, hôm nay họ đã dùng búa và cuốc để phá vỡ một con đê quanh cửa xả để cho nước thoát đi và xô đẩy các lực lượng an ninh vốn ngăn cản họ làm vậy.

Giới chức trước đã cảnh báo rằng việc mở rộng cửa xả Klong Sam có thể đe doạ một khu công nghiệp ở xuôi dòng và gia tăng mực nước của một con kênh chính dẫn tới nội đô Bangkok.

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cho hay chính phủ đã đồng ý mở rộng cửa xả, nhưng yêu cầu các quan chức đảm bảo rằng dòng chảy lớn hơn không gây ảnh hưởng tới những nơi khác.

Giận dữ bùng phát tại Bangkok, người ngoại thành phá đê
Một người đàn ông nổi giận với cảnh sát gần cửa xả Klong Sam.

Vụ việc trên đã cho thấy sự giận dữ ngày càng gia tăng tại một số khu dân cư vốn đã phải hy sinh để giữ cho khu vực trung Bangkok được khô ráo.

Diễn biến mới nhất xảy ra khi bà Yingluck cho biết bà hi vọng rằng nước lũ rút qua Bangkok giờ đây khi thuỷ triều đã đạt đỉnh và đang xuống. Mặc dù phần lớn nội đô vẫn khô ráo, tình hình lũ lụt vẫn còn nghiêm trọng tại các khu dân cư ở phía bắc và phía tây, nơi mực nước đổ về từ trận lụt nghiêm trọng nhất tại Thái Lan trong hơn nửa thế kỷ qua vẫn đang gia tăng.

Giận dữ bùng phát tại Bangkok, người ngoại thành phá đê
Lũ lụt tại khu vực phía bắc Bangkok nhìn từ trên cao.

Thuỷ triều cao hơn bình thường đổ từ Vịnh Thái Lan vào sông Chao Phraya trong những ngày gần đây đã gây cản trở các nỗ lực nhằm bảo vệ Bangkok. Nước đổ xuống từ miền bắc đã gây áp lực lớn cho các máy bơm, các đê bao chống lũ bằng cát và các con đê bảo vệ Bangkok, mặc dù các hệ thống này cơ bản vẫn còn nguyên.

“Nếu nước không dâng cao thêm thì dòng nước hiện thời có thể sẽ không gây ngập nặng tại Bangkok”, Thủ tướng Thái nói.

Giận dữ bùng phát tại Bangkok, người ngoại thành phá đê
Một cuộc thăm dò cho thấy 75% người dân Bangkok bị căng thẳng vì lũ lụt.

Dù đó là tin tốt lành với trung tâm Bangkok nhưng không có nhiều ý nghĩa với người dân tại 15 quận hiện đang bị ngập trong tổng số 50 quận của Bangkok.

Trong khi chính phủ tập trung bảo vệ thủ đô những ngày gần đây, đã có những phàn này rằng các tỉnh ở phía bắc thủ đô, một số tỉnh bị ngập từ nhiều tuần hoặc vài tháng qua, bị lãng quên.
Thủ tướng Yingluck đã trả lời những lo ngại này trong một bài viết trên trang Facebook của bà.

Giận dữ bùng phát tại Bangkok, người ngoại thành phá đê
Sân bay Don Muang của Bangkok đã bị ngập sâu.

“Chính phủ quan tâm tới từng công dân vốn đã phải hứng chịu lũ lụt, cũng như những người đang phải đối mặt với các đợt lũ kéo dài”, bà nói.

Lũ lụt, vốn bắt đầu hồi cuối tháng 7 do mùa mưa bất thường và những cơn bão nhiệt đới liên tiếp, cho tới nay đã cướp đi sinh mạng của 381 người và ảnh hưởng tới hơn 1/3 các tỉnh của nước này.

Nước lũ đã phá huỷ hàng triệu hécta hoa màu và khiến hàng nghìn nhà máy phải đóng cửa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News