Giảng viên trường Lâm nghiệp phát hiện 15 loài bò sát mới tại Đông Dương

Từ năm 2011 đến nay, một giảng viên Trường đại học Lâm nghiệp cùng các cộng sự đã phát hiện 15 loài bò sát mới ở khu vực Đông Dương. Riêng ở Việt Nam có 2 loài, trong đó 1 loài đã được đưa vào sách đỏ.

Theo thông tin từ Trường đại học Lâm nghiệp, từ năm 2011 đến 2018, TS Lưu Quang Vinh, một giảng viên của trường, cùng với các cộng sự ở nhiều đơn vị đào tạo, nghiên cứu trong và ngoài nước đã phát hiện 15 loài bò sát mới ở khu vực Đông Dương. Trong đó, phát hiện tại Lào 13 loài, tại việt Nam 2 loài.


Thằn lằn chân ngón gia lai, loài bò sát vừa được TS Lưu Quang Vinh phát hiện, nhưng ngay lập tức đã được đưa vào Danh lục đỏ IUCN 2018. (ẢNH LƯU QUANG VINH).

Trao đổi với PV, TS Lưu Quang Vinh cho biết, công cuộc tìm kiếm các loài bò sát mới ở khu vực Đông Dương của ông và các cộng sự được thực hiện bắt đầu từ năm 2011, với kết quả đầu tiên thu được là loài bò sát mà ông đặt tên là Thằn lằn chân ngón hương sơn (Cyrtodactylus huongsonensis), được phát hiện ở vùng núi đá vôi khu vực chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Từ bấy đến nay, ông cùng với các cộng sự ở Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật Đại học Quốc gia Hà Nội, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), Đại học Quốc gia Lào, Đại học Tổng hợp Cologne, Vườn thú Cologne (Đức) tiếp tục phát hiện thêm 14 loài nữa. Tất cả các phát hiện đều có sinh cảnh chung là vùng núi đá vôi, chủ yếu tập trung ở khu bảo tồn thiên nhiên Hin Nậm Nô, tỉnh Khăm Muộn, Lào.

Những phát hiện trên đã được công bố rải rác trên các tạp chí quốc tế uy tín về động vật học (Zootaxa) từ năm 2011 đến nay. Mới đây nhất là bài viết về loài rắn khuyết banksi (Lycodon banksi) đăng tải trên Tạp chí Revue suisse de Zoologie do Bảo tàng Geneva Museum và Hiệp hội động vật học Thụy Sĩ xuất bản. Đây là một tạp chí nằm trong danh mục tạp chí SCI (là những tạp chí hàng đầu thế giới về khoa học và công nghệ vì quá trình chọn lọc tạp chí vào danh mục này là rất nghiêm ngặt).

Theo TS Lưu Quang Vinh, trong 2 loài mà ông và cộng sự được phát hiện ở Việt Nam có 1 loài vừa phát hiện xong thì được đưa ngay vào danh mục Danh lục đỏ thế giới IUCN 2018 (diện động vật phải thực hiện các giải pháp bảo tồn khẩn cấp). Đó là loài được TS Vinh đặt tên là Thằn lằn chân ngón gia lai (Cyrtodactylus gialaiensis).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tại sao một số động vật vẫn

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?

Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Đăng ngày: 15/04/2025
Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Đăng ngày: 14/04/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 13/04/2025
Khả năng kỳ lạ của mèo

Khả năng kỳ lạ của mèo

Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Đăng ngày: 12/04/2025
10 con vật biết nói

10 con vật biết nói

Tinh tinh lùn biết khen khi ăn ngon, cá heo biết xưng tên hay voi biết tiếng Hàn Quốc là những điều các nhà khoa học đang chú tâm nghiên cứu để chứng minh động vật cũng có ngôn ngữ riêng.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News