Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường bằng múa rối
Các em nhỏ ở Hà Nội ngày 12/5 vừa được thưởng thức vở diễn mùa rối nước, với nội dung nhằm giáo dục học sinh về bảo vệ đa dạng sinh học và nguồn nước.
"Khúc ca ao làng" là tên tiết mục mà học sinh bậc tiểu học thuộc trường quốc tế Thăng Long, Kim Liên và Nam Thành Công thưởng thức. Tác phẩm bắt đầu với hình ảnh thân thuộc với làng quê Việt Nam, cánh diều.
Với thời lượng khoảng 30 phút, tác phẩm đưa khán giả nhỏ tuổi đến với không gian là chiếc ao làng và những cụm hoa sen đua nở. Nơi đây sẽ diễn ra cuộc thi văn nghệ giữa các loài vật sống dưới nước như cá, vịt, ếch. Loài nào cũng luyện tập hăng say để khẳng định chúng là loài hát hay nhất. Mỗi bài hát cất lên đều là bản nhạc quen thuộc với thiếu nhi như Chú ếch con, Một con vịt...
Những con vật trong tác phẩm "Khúc ca ao làng" hăng say tập hát trong ao làng. (Ảnh: Thanh Tùng)
Từ đó, "Khúc ca ao làng" sẽ giúp học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc con người sinh sống hòa thuận với loài vật và thiên nhiên. Tác phẩm cũng nhắn nhủ mọi người hãy bảo vệ môi trường, để thế hệ sau vẫn có thể thấy cảnh làng quê bình yên, với nguồn nước sạch vì đây là môi trường sống cho nhiều loài vật.
Chương trình trên nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày quốc tế đa dạng sinh học 22/5, do Nhà hát múa rối nước Thăng Long cùng Cục bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường và Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã (TRAFFIC) tổ chức.
Tiến sĩ Naomi Doak, Trưởng đại diện TRAFFIC Đông Nam Á - Chương trình Tiểu vùng Mekong mở rộng cho rằng, nhiều loài ở Việt Nam đã mất do sự suy giảm chất lượng môi trường sống, biến đổi khí hậu và nạn săn bắt trái phép.
"Thế hệ trẻ của Việt Nam đang trưởng thành và chứng kiến những di sản thiên nhiên của quốc gia dần mất đi. Chúng tôi hy vọng vở diễn sẽ giúp các em nhỏ biết trân trọng và bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học của đất nước thay vì khai thác vì lợi ích cá nhân", ba Naomi Doak nói.
Theo tiến sĩ Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục bảo tồn đa dạng sinh học, các vấn đề môi trường, trong đó bao gồm bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cần sớm lồng ghép trong các chính sách và chương trình tuyên truyền, giáo dục, đào tạo cho các đối tượng là học sinh ở các cấp và thanh niên tại Việt Nam.
"Sự kiện trên là một trong các hoạt động hữu ích giúp học sinh có thêm hiểu biết về thế giới sinh vật, các loài động, thực vật quý giá cụ thể của Việt Nam và tại sao chúng ta cần phải bảo vệ chúng", ông Cường nói.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
